Danh mục

Đề cương bài giảng Hệ thống cơ điện tử - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.49 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương bài giảng Hệ thống cơ điện tử gồm có 4 chương như sau: Chương I: Tổng quan về cơ điện tử; Chương II: Các thành phần cơ bản của hệ thống cơ điện tử; Chương III: Cảm biến và cơ cấu chấp hành; Chương IV: Điều khiển logic khả lập trình PLC. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương bài giảng Hệ thống cơ điện tử - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAMTRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP. HCM KHOA CƠ ĐIỆN ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2013 LƯU HÀNH NỘI BỘChương I: Tổng quan về cơ điện tử 1 Chương I: TỔNG QUAN VỀ CƠ ĐIỆN TỬI. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Khái niệm Cơ điện tử được mở ra từ định nghĩa ban đầu của công ty YasakawaElectric. Trong các tài liệu xin bảo hộ thương hiệu của mình. Yasakawa định nghĩa Cơđiện tử như sau: “Thuật ngữ mechatronics được tạo thành bởi “mecha” trong mechanics và“tronics” trong electronics. Nói cách khác, các công nghệ và sản phẩm được pháttriển sẽ ngày càng được kết hợp chặt chẽ và hữu cơ thành phần điện tử vào trong cáccơ cấu và rất khó có thể chỉ ra ranh giới giữa chúng.” Khái niệm cơ điện tử tiếp tục phát triển sau khi Yasakawa đưa ra định nghĩađầu tiên. Một định nghĩa khác về cơ điện tử thường hay được nói tới do Harashima,Tomizuko và Fukada đưa ra năm 1996 như sau: “Cơ điện tử là sự kết hợp chặt chẽ của kỹ thuật cơ khí với điện tử và điều khiểnmáy tính thông minh trong thiết kế, chế tạo các sản phẩm và quy trình công nghiệp.” Năm 1997, Shetty và Kolk lại quan niệm: “Cơ điện tử là một phương pháp luận được dùng để thiết kế tối ưu các sảnphẩm cơ điện.” Và gần đây, Bolton lại đề xuất định nghĩa:“Một hệ cơ điện tử không chỉ là sự kết hợp chặt chẽ các hệ cơ khí, điện và nó cũngkhông chỉ đơn thuần là một hệ điều khiển. Nó là sự tích hợp đầy đủ các hệ trên.”II. LỊCH SỬ VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN1. Lịch sử phát triển. Quá trình phát triển CĐT trên thế giới chính thức bắt đầu từ năm 1969 với sự rađời thuật ngữ Cơ điện tử, sản phẩm CĐT chỉ là sự kết hợp giữa cơ khí và điện tử. Sauđó, với sự phát triển của CNTT, các bộ vi xử lý đã được tích hợp vào hệ thống Cơ điệntử.1.1. Về đào tạo cơ điện tử trên thế giới: Năm 1983 Viện kỹ thuật Nhật Bản – Singapore đã đưa vào khóa đào tạo kỹthuật cơ điện tử (mechatronics engineering) chương trình đào tạo 2 năm để đào tạo lạikỹ sư cơ khí. Khóa giảng đầu tiên mang tên “Mechatronics” cho kỹ sư và học viên cao họcđược thực hiện ở trường đại học Landcaster trong năm 1984/1985. Kể từ đó khóa đàotạo về Cơ điện tử phát triển mạnh ở tất cả các nước công nghiệp phát triển và đangphát triển. Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, 4 trường đại học Bách khoa củaSingapore có chương trình đào tạo 3 năm chính quy kỹ sư cơ điện tử.Chương I: Tổng quan về cơ điện tử 2 Ở Úc cũng đã có các khóa đào tạo và cấp bằng kỹ sư theo chuyên ngành Cơđiện tử từ những năm đầu 90. Tiếp theo không lâu là các trường đại học Curtin và NewSouth Weles. Ở châu Âu, từ năm 1980 đã có các hoạt động có liên quan đến đào tạo Cơ điệntử, nhưng khóa học chính thức về cơ điện tử trong trường đại học thì chỉ bắt đầu từchương trình một năm Cao học tại trường đại học Katholieke (Bỉ) trong năm 1986.Đến năm 1989 trường này đã mở ngành đào tạo Cơ điện tử. Trong năm 1990 một loạt các trường đại học ở CHLB Đức, Đan Mạch, HàLan,…(Châu Âu) đưa Cơ điện tử vào giảng dạy. Từ năm 1992 đến 1996 Liên minhchâu Âu đã tài trợ thực hiện dự án TEMOUS đưa khóa học Cơ điện tử vào giảng dạytại các khoa Cơ khí của các trường đại học: TU Brno, CTU, TU Plzeo, UniversityCollege Dublin, Loughborough University of Technology,….. Các trường đại học ở Anh giảng dạy Cơ điện tử bắt đầu từ trường Lancaster,tiếp theo là trường đại học London, Survey, Dundee, Hull, Brunel, Loughborough,Manchester và Leeds. Ở Bắc Mỹ mặc dù có rất nhiều trường hoạt động trong lĩnh vực Cơ điện tử,nhưng cho đến năm 1995 vẫn chưa xuất hiện những khóa giảng dạy mang tên “Cơđiện tử”. Đến nay hầu như các trường đại học kỹ thuật của Mỹ đều đã có khoa này.Tính đến năm 1999 trên thế giới đã có khoảng 90 trường đại học và viện nghiên cứucó đào tạo giảng dạy và nghiên cứu về cơ điện tử1.2. Về đào tạo cơ điện tử ở Việt Nam: Hiện nay một số Trường ĐH tại Việt Nam đã Đào tạo chuyên ngành Cơ điện tửhệ Đại học: - Từ năm 1997 ĐHBK TP Hồ Chí Minh mở Chuyên ngành Cơ điện tử tại khoaCơ khí. - Từ năm 2001 ĐHBK Đà nẵng mở chuyên ngành Cơ điện tử tại khoa Cơ khívới số lượng 58 sinh viên. Bộ môn Cơ điện tử cũng được thành lập vào năm 2003. - Năm 2001 ĐH SPKT TP HCM cũng mở ngành Cơ điện tử khóa đầu tiên. - Bắt đầu từ năm 2004, ĐH Công nghệ thuộc ĐH Quốc gia Hà nội mở Chuyênngành Cơ điện tử tại Khoa Cơ kỹ thuật với số lượng ban đầu khoảng 20 SV/năm. Ngoài ra các trường sau cũng đã mở chuyên ngành Cơ điện tử đào tạo ĐH: - Viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Hà nội - ĐH Cần thơ - Một số trườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: