Danh mục

Đề cương bài giảng Tiếng Việt thực hành

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Đề cương bài giảng Tiếng Việt thực hành" được biên soạn giúp các bạn sinh viên nắm tổng quát thông tin môn học, phân bố chương trình, nội dung kiến thức về rèn luyện kĩ năng về chính âm, chính tả, dùng từ, đặt câu; rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương bài giảng Tiếng Việt thực hành ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BỌ MÔN NGÔN NGỮ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGTIẾNG VIỆT THỰC HÀNH MÃ HỌC PHẦN: VIU 121N Thái Nguyên, năm 2018 Chương 1 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ CHÍNH ÂM, CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU1.1. Rèn kĩ năng về chính âm, chính tả1.1.1. Rèn kĩ năng về chính âm1.1.1.1. Một số quan điểm về chính âm tiếng Việt Hiểu theo nghĩa hẹp, chính âm là cách phát âm phù hợp với chuẩn phát âm đã được thừanhận trong một ngôn ngữ, là hệ thống các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ đó. Theo quan điểm của Nguyễn Lân (Tạp chí Văn Sử Địa - số 19, năm 1956): Tiếng Việtphải lấy thanh điệu vùng đồng bằng Bắc Bộ làm chuẩn. Hệ thống phụ âm cuối lấy vùng đồngbằng Bắc Bộ làm chuẩn. Trong hệ thống âm đầu, ba phụ âm quặt lưỡi phải phát âm giốngTrung Bộ, đồng thời phải giữ sự phân biệt giữa d và gi theo cách phát âm của Hà Tĩnh vàQuảng Bình. Hồng Giao trong bài viết Vài ý kiến về tiếng Việt hiện thời (1957) chủ trương lấy âm HàNội làm cơ sở và hoàn toàn theo hệ thống này. Cụ thể là không phân biệt ba phụ âm quặt lưỡivới các phụ âm không quặt lưỡi tương ứng. Như vậy, theo Hồng Giao, hệ thống âm đầu củatiếng Việt chỉ có 15 âm vị. Hoàng Tuệ trong Giáo trình Việt ngữ, tập 1 cho rằng riêng về mặt ngữ âm tiếng Việt ởHà Nội chưa có giá trị cơ sở. Hệ thống ngữ âm của tiếng Việt phải có đủ ba âm uốn lưỡi chứkhông như Hà Nội chưa có ba âm này. Ông cũng thống nhất với Nguyễn Lân ở quan điểm làcần có sự khu biệt giữa d và gi. Theo ông, tiếng Việt phải lấy vùng Vinh làm chuẩn khi phátâm. Hoàng Phê (1961) trong báo cáo của mình về vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ đã đề nghịnên lấy âm Hà Nội làm cơ sở, bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi, bỏ sự phân biệt giữa d vàgi trong phát âm. Các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung và Nguyễn Nguyên Trứ (1972) cũng cùngmột quan niệm với Hoàng Phê khi cho rằng hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt hiệnđại là hệ thống ngữ âm đã được cố định trên chữ viết với một sự điều chỉnh thích đáng chophù hợp với thực tế phát triển của tiếng Việt ngày nay. Nhìn chung, các ý kiến thảo luận về hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt hiện đại ở các tácgiả khác nhau cũng có phần khác nhau. Nhưng, điểm gặp nhau trong quan niệm của các tác 1giả là ở chỗ: thống nhất lấy phương ngữ Bắc làm phương ngữ cơ sở, trong đó lấy thổ âm củangười Hà Nội làm chuẩn nhưng được bổ sung bằng ưu điểm của các vùng phương ngữ khác.Cụ thể là: - Hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh như trong thổ âm Hà Nội. - Hệ thống phụ âm đầu được bổ sung thêm ba phụ âm quặt lưỡi có ở phương ngữ Trungvà coi sự phân biệt d/ gi chỉ có ở trên chữ viết chứ không phân biệt về thành phần âm vị, nghĩalà trong hệ thống âm đầu tiếng Việt có hai con chữ d/ gi nhưng hai con chữ này chỉ dùng đểghi một âm vị /z/. - Hệ thống vần giống như giống như trên chữ viết. Ở đây, có một điều quan trọng cần lưu ý là: chính âm trong tiếng Việt với nội dung cơbản như đã nói ở trên đã được nhân dân trên toàn quốc thừa nhận, nhưng nó lại không tồn tạitrong thực tế (mà chỉ tồn tại trong ý thức, trong đầu óc của đa số người nói tiếng Việt). Bêncạnh đó, trong giới nghiên cứu tiếng Việt lại tồn tại quan niệm cho rằng “không cần thốngnhất giọng nói”, cần phải tôn trọng màu sắc địa phương trong giọng nói. Vì vậy, cần có mộtquan niệm uyển chuyển và thực tế về vấn đề chính âm trong tiếng Việt, về hệ thống ngữ âmchuẩn trong tiếng Việt. Trong nhà trường, vấn đề chính âm ngoài tính chất khoa học, chính trị còn có tính chấtnghiệp vụ. Hiện nay, hiện tượng phạm lỗi chính tả trong nhà trường và ngoài xã hội khá phổbiến. Vì vậy, các kiến thức về ngữ âm có liên quan đến chính tả, trước hết là vấn đề chính âmrất quan trọng. Nếu không nắm vững chính âm thì dễ viết sai chính tả, vì ảnh hưởng của lỗiphát âm địa phương. Những yêu cầu cụ thể của vấn đề chính âm là:- Phát âm đúng (cả âm lẫn thanh).- Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng.- Chú ý phân biệt các cặp phụ âm đầu: tr/ ch, s/ x, l/ n, v/ d; các cặp phụ âm cuối n/t, ng/ c...- Chú ý phân biệt các vần: âu/ iu, ây/ ay, iêu/ ươu, iu/ ưu...1.1.1.2. Các bài tập luyện kĩ năng chính âma. Luyện phát âm đúng các phụ âm đầu* Luyện phát âm các phụ âm đầu d, gi, r- da dẻ, da diết, dành dụm, dan díu, dào dạt- gia ân, gia đình, gian khó, gian nan, giàn giụa, giản dị 2- ra bộ, ra oai, ra rìa, rả rích, rã rượi, rõ ràng, rì rầm- dao rựa, giẻ rách, gieo rắc, ranh giới, rau dưa, ruột già, rước dâu* Luyện phát âm các phụ âm đầu ch, tr- cha con, chai lọ, chai sạn, chán chê, chán nản, chanh chua, chao chát, chân thực, chóngvánh, chung thủy- tra cứu, kiểm tra, tra tấn, trao đổi, tranh chấp, trân trọng, trìu mến, trừu tượng- trau chuốt, trôi chảy, trốn chạy, trực chiến, trượt chân, truân chuyên, trúc chẻ ngói tan* Luyện phát âm các phụ âm đầu b, v (dành cho SV dân tộc Mường)- ba bề bốn bên, bạc bẽo, bận rộn, biện bạch, bóng bảy, bung bét- va chạm, và cơm, vạc dầu, viện cớ, vung vãi, vướng víu- ba hồn bảy vía, bán vặt, bao vây, bấu víu, bước nhảy vọt, bênh vực, báo cáo viên* Luyện phát âm các phụ âm đầu l, n- la hét, la liếm, lai lịch, la cà, lai rai, luyên thuyên, lóng ngóng, lủng lẳng, lao xao, luẩn quẩn- cây na, này nọ, nơi ở, nơi nơi, nóng nảy, nôn nao, núng nính, nức nở- láng nền, leo núi, lên nước, nai lưng, nản lòng, năng lực, nén lòng, niêm luật, nín lặng, nỗilòng* Luyện phát âm các phụ âm đầu l, r (dành cho SV dân tộc Tày)- lê la, lã chã, lạng lách, lan man, loạng choạng, lung tung- ra vào, rã rời, rơi rụng, rung rinh, run rẩy, rộng ràng- ra lệnh, rắn lục, rên la, rét lộc, rộng lớn, rủ lòng thương, rượu lậub. Luyện phát âm đúng các tiếng có nguyên âm đôi iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua)* Luyện phát âm phân biệt iê với i và êbia miệng, da diết, điền viên, m ...

Tài liệu được xem nhiều: