Thông tin tài liệu:
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, nó có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước. Ở Việt nam những vấn đề về đất đai và quản lý đất đai đã được đưa vào Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Ngành Địa chính có chức năng chủ yếu là quản lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương báo cáo: khảo sát địa hình và thành lập bản đồ từ máy toàn đạc
Phần I : MỞ ĐẦU
- Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tài
nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người,
đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế đ ược, nó có vai trò
quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước. Ở Việt nam những
vấn đề về đất đai và quản lý đất đai đã được đưa vào Hiến pháp và hệ thống
pháp luật. Ngành Địa chính có chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước về đất
đai và đo đạc bản đồ, trong đo đạc để thành lập bản đồ thì có hai loại là đo
đạc địa chính và đo đạc địa hình.
- Trong thời đại ngày nay việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công
nghệ vào sản xuất là một yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất lao
động, giảm sức lao động của con người và góp phần tự động hoá quá trình
sản xuất. Ngày nay, công nghệ điện tử đã và đang được ứng dụng rộng rãi
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực nghành
trắc địa nói riêng. Trong Trắc Địa các ứng dụng của công nghệ điện tử cũng
đang được sử dụng rộng rãi trong cả công tác ngoại nghiệp lẫn nội nghiệp
bằng cách thay thế dần các công cụ đo vẽ cũ bằng các thiết bị mới với công
nghệ tiên tiến như: các máy toàn đạc điện tử độ chính xác cao, máy vi tính và
các phần mềm tiện ích, công nghệ GPS .v.v. Các máy móc và phần mềm tiện
ích đó đã và đang dần dần thay thế các loại máy quang học cũ và các phương
pháp đo đạc cổ truyền với độ chính xác không cao mà năng suất lao đ ộng
thấp. Đặc biệt là sử dụng mới toàn đạc điện tử thay thế cho các máy đo đạc
cũ đã giúp ích rất nhiều trong đo đạc . Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử sẽ
giúp cho việc đo đạc nhanh hơn và chính xác hơn , ngoài ra máy toàn đặc có
nhiều chức năng khác với máy đo đạc thông thường nên giúp ích nhiều cho đo
đạc. Bây giờ việc sử dụng máy toàn đạc điện tử được sự dụng rất nhiều và
ứng dụng rộng rãi tại các cơ quan nhà nước hoặc công ty đo đạc.
- Thực chất của việc đo vẽ bản đồ địa hình là xác định vị trí tương quan
của các đối tượng đo vẽ ( các đặc điểm đặc trưng của địa hình, địa vật) trên
thực địa và dùng các kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên mặt phẳng tờ
giấy theo một tờ giấy nào đó. Như vậy khi đo vẽ bản đồ địa hình cần phải
dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và khống chế độ cao nhà nước để
tăng dày mật độ khống chế bằng cách xây dựng lưới đo vẽ.
- Khảo sát công trình nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu sự cần thiết đầu tư công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác đ ịnh vị trí
cụ thể, quy mô công trình, đề xuất các giải pháp thiết kế, xác đ ịnh tổng mức
đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư về tài chính, kinh tế và xã hội của dự án.
Khảo sát để lập Thiết kế kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện
các phương án kỹ thuật và được tiến hành trên cơ sở các phương án trong dự
án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt.
- Từ những lý do trên em quyết định chọn đề chọn đề tài : khảo sát địa
hình và thành lập bản đồ địa hình “SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được vị trí địa lý sở giáo dục và đào tạo đồng tháp để sau đó
khảo sát địa hình sở giáo dục và đào tạo đồng tháp.
- So sánh sự khác nhau giữa việc sử dụng máy toàn đạc điện tử với các
máy đo đạc khác. Và biết cách sử dụng máy toàn đạc điện tử trong đo đ ạc,
trút số liệu từ máy sang AutoCAD để thành lập bản đồ.
- Ngoài ra, từ đề tài này (khảo địa hình và thành lập bản đồ địa hình “SỞ
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc
điện tử”) chúng ta biết được phương pháp và cách thức trong đo đạc ra sao.
- Cuối cùng là thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500.
3. Phương pháp nghiên cứu
- khảo sát thực tế hiện trạng địa hình sở giáo dục và đào tạo đồng tháp.
Sau đó, thành lập các cột mốc đo vẽ và các cột mốc quốc gia (còn gọi là lưới
khống chế đo vẽ và lưới khống chế quốc gia)
- Sưu tầm, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đ ến cách s ử
dụng máy toàn toàn đạc điện tử (máy toàn đạc điện tử Topcon GTS – 230N)
+ Tìm kiếm tài liệu có liên quan trên hệ thống mạng Internet, đọc,
tổng hợp và phân loại tài liệu.
+ Tham khảo thêm một số sách báo, tạp chí…
- Tìm hiểu hai phần mềm: Transit và T_Com để ứng dụng vào trút số
liệu từ máy toàn đạc sang AutoCAD.
- Sau khi đo chi tiết xong thì tiến hành trút số liệu số liệu và s ử d ụng
AutoCAD để thành lập bản đồ địa hình SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG
THÁP
4. Đối tượng nghiên cứu
- Vị trí, địa lý, đặc điểm tự nhiên của khu vực khảo sát ( SỞ GIÁO DỤC
ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP)
- Khảo sát đặc điểm, quy môn, tính chất của công trình (SỞ GIÁO DỤC
ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP).
- Máy toàn đạc điện tử Topcon GGS – 230N
- Phần mềm trút số liệu Transit và T_Com
- Phần mềm vẽ AutoCAD
5. Phạm quy nghiên cứu
- Phạm quy: SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ( 06 Võ Trường
Toản, phường 1, Thành Phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp)
- Thời gian :
- Khía cạnh nghiên cứu: khảo sát và thành lập bản đồ địa hình SỞ GIÁO
DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP từ số liệu đo được của máy toàn đạc điện tử.
6. Phương pháp nghiên cứu
a. Các loại phương pháp nghiên cứu
a.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Tham khảo các tài liệu như các bài giảng, luận văn tốt nghiệp về
thành lập bản đồ địa hình từ số liệu đo đạc của máy toàn đạc điện tử và
phương pháp thành lập.
a.2 Phương pháp logic
- Được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu, chi phối đến
việc lựa chọn nội dung, kết cấu tổng thể cũng như xử lý từng vấn đề cụ thể
của đối tượng nghiên cứu, nhằm tạo cơ sở khách quan thể hiện bản chất,
hiện tượng và các quy luật của một hoạt động tất yếu phải có trong quá trình
phát triển của một đất nước.
a.3 Phương pháp khảo sát thực địa
- Dùng để thu thập thông tin ban đầu về đối tượng nghiên cứu bằng
...