Danh mục

Đề cương môn Tài chính học

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 95.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong đời sống xã hội, tài chính vốn có 2 chức năng là : Chức năng phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị ( gọi tắt là chức năng phân phối ) và chức năng giám đốc bằng tiền đối với các quá trình phân phối ( gọi tắt là chức năng giám đốc).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn Tài chính học ĐỀ CƯƠNG MÔN TÀI CHÍNH HỌC A. LÝ THUYẾT: CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH I. Trong đời sống xã hội, tài chính vốn có 2 chức năng là : Chức năng phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị ( gọi tắt là chức năng phân phối ) và chức năng giám đốc bằng tiền đối với các quá trình phân phối ( gọi tắt là chức năng giám đốc ). • CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI CỦA TÀI CHÍNH. 1. Khái niệm : Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài l ực đ ại di ện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau đ ể s ử dụng cho nh ững mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. 2. Đối tượng phân phối: Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. Xét về mặt nội dung, nguồn tài chính – mặt giá trị của cải xã hội là đối t ượng phân phối bao gồm các bộ phận : (1). Bộ phận của cải XH mới được sáng tạo ra trong kỳ . Đó là tổng sản phẩm trong nước (GDP). (2). Bộ phận của cải còn lại từ thời kỳ trước. Đó là phần tích lũy quá khứ của XH và dân cư. (3). Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải từ trong nước chuyển ra nước ngoài. ( 4). Bộ phận tài sản,tài nguyên quốc gia có thể chho thuê, nhượng bán có thời gian. 3. Chủ thể phân phối : Chủ thể phân phối là nhà nước, là các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình, các cá nhân. Chủ thể phân phối có thể xuất hiện trên một trong các tư cách là : (1). Chủ thể có quyền sở hữu các nguồn tài chính. (2). Chủ thể có quyền sử dụng các nguồn tài chính . Đó là những người đi vay và họ có quyền phân phối và sử dụng số vốn vay đó theo các mục đích đã định. (3). Chủ thể có quyền lực chính trị. Chủ thể muốn nói ở đây chính là nhà nước. (4). Chủ thể tổ chức quan hệ của các nhóm thành viên xã hội. Đó là các tổ chức chính trị,các tổ chức chính trị - XH, các hội, nghiệp đoàn… 4. Kết quả của phân phối: Kết quả của phân phối là sự hình thành ( tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong XH nhằm mục đích như đã định. Phân phối của tài chính mang những đặc điểm sau đây : (1) Phân phối của cải tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không kèm theo với sự thay đổi hình thái giá trị. Nói khác đi, phân phối của tài chính là sự phân phối dưới hình thức giá trị nhưng không chứa đựng vận động ngược chiều của hình thái giá trị như trong mua bán hàng hóa. Thông qua chức năng phân phối của tài chính,các quỹ tiền tệ nhất định được hình thành và được sử dụng. Các quỹ được hình thành, được sử dụng, được khuyeesch chương hay được chia nhỏ vì những mục đích nhất định theo tác dụng rộng hơn hay hẹp hơn nhưng đó vẫn là quá trình phân phối dưới hình thức giá trị. Mọi sự thu, chi bằng tiền kèm theo với sự thay đổi của hình thái giá trị, chứa đựng sự vận động ngược chiều của hình thái giá trị đều không thuộc về phân phối của tài chình. (2) Phân phối của cải tài chính là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Giá cả cũng là phạm trù liên quan đề phân phối dưới hình thức giá tr ị. S ự phân ph ối d ưới hình thức giá trị thông qua giá cả được tiến hành thông qua sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị trong trao đổi hàng hóa. Khi trao đổi không ngang giá do giả cả cao hay thấp hơn giá trị hàng hóa, giá trị được chuyển từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác nhưng gắn liên với hoạt động trao đổi, với sự vận động ngược chiều của hai hình thái giá trị. Sự phân phối của tài chính diễn ra ở điểm đầu và điểm cuối của quá trình trao đổi khi số tiền do trao đổi ngang giá và không ngang giá được đưa ra khỏi quỹ - sử dụng quỹ ( ở người chi trả ) và đưa vào quỹ - tạo lập quỹ ( ở người thu nhận ). Tiền lương cũng là một phạm trù phân phối. Tiền lương muốn được thực hiện, tức là trả lương – thanh toán lương cho người lao động, phải thông qua tài chính – qua sự phân phối các nguồn tài chính để hính thành quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hay các cơ quan nhà nước. Tiền lương khi được trả cho người lao động cũng là bộ phận hình thành nên ngân sách gia đình – tài chính hộ gia đình phục vụ co mục đích tiêu dùng. Vì thế, tiền lương và tài chính là 2 phạm trù gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng không hoàn toàn trùng nhau và có sự khác nhau. (3) Phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên t ục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại trong đó phân phối lại có phạm vi r ộng hơn và mang tính chất chủ yếu. Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho nh ững ch ủ th ể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất.Phân phói lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu trong khâu cơ sở của hệ thống tài chính ( Tài chính doanh nghiêp. Tài chính hộ gia đình ). Qua phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội chỉ mới chia thành những phần thu nhập cơ ...

Tài liệu được xem nhiều: