Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang CườngUBND Thành Phố Bà RịaTrường THCS Lê Quang Cường ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6 Năm học: 2023 – 2024I – Lý thuyết cơ bảnCâu 1: a/ Nêu đặc điểm của nguyên sinh vật? Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiểnvi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đẩy đủ các chức năng củamột cơ thể sống. Một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như tảo lục, trùngroi,...Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình đế giầy,...), một sốcó hình dạng không ổn định (trùng biến hình). b/ Nêu tên một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong đời sốngSTT Tên bệnh Nguyên nhân1 Cúm A Virus cúm gây ra2 Sốt xuất huyết Virus Dengue gây ra3 Lao phổi Vi khuẩn lao gây ra4 Sốt rét Trùng sốt rét gây ra5 Kiết lị Trùng kiết lị gây ra c/ Một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây ra. - Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy…. - Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bảo quản thức ăn đúng cách. - Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảmvà nấm túi, nấm độc và nấm không độc? Lấy ví dụ? -Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơnbào và nấm đa bào. Ví dụ: nấm men là nấm đơn bào và nấm mỡ là nấm đa bào. -Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là nấmđảm và nấm túi. Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm;đại diện: nấm rơm, nấm sò,... Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằmtrong túi; đại diện: nấm men, nấm mốc,... Dựa vào đặc điểm bên ngoài để phân biệt nấm độc và nấm không độc: + Nấm độc có màu sắc sặc sỡ, phân rõ vòng cuống nấm và bao gốc. + Nấm không độc có màu sắc kém sặc sỡ, không có vòng cuống nấm và bao nấm. Ví dụ: nấm độc đỏ là nấm độc và nấm hương là nấm không độc.Câu 3: Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn? - Trong tự nhiên , nấm tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật, phân hủyrác hữu cơ, làm sạch môi trường. -Trong thực tiễn, nấm có nhiều giá trị sử dụng trong đời sống con người như:Làm thức ăn, làm thuốc, thực phẩm chức năng, dùng trong sản xuất bia rượu, làmmen nở, chế biến thực phẩm…Câu 4: Nêu một số bệnh do nấm gây ra? Trình bày một số biện pháp phòng chốngbệnh do nấm gây ra? - Một số bệnh do nấm gây ra: nấm da tay, nấm mốc cá, viêm phổi do nấm, mốcxám ở dâu tây - Một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây ra: hạn chế tiếp xúc trực tiếpvới nguồn gầy bệnh; vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường…Câu 5: Thực vật được chia làm mấy nhóm? Đặc điểm đặc trưng cơ bản của mỗinhóm? Nhóm nào tiến hóa nhất về sinh sản? Vì sao? - Thực vật đa dạng và phong phú. Thực vật được chia thành các nhóm: Rêu(thực vật không có mạch); Dương xỉ (thực vật có mạch, không có hạt); Hạt trần (thựcvật có mạch, có hạt); Hạt kín (thực vật có mạch, có hoa, có hạt). - Nhóm hạt kín là nhóm tiến hóa nhất về sinh sản, cơ quan sinh sản là hoa, hạtđược bảo vệ trong quả; hình thức thụ phấn đa dạng.Câu 6: Vai trò của thực vật trong tự nhiên và đối với vấn đề bảo vệ môi trường? Trong tự nhiên, thực vật là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác. Thực vật cungcấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật,... Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxidetrong không khí, điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất. Thực vật có vai trò quan trọngtrong thực tiễn như cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyênliệu cho các ngành công nghiệp, làm cảnh,...Câu 7: Động vật được chia làm mấy nhóm? Nêu tên các nhóm và ví dụ minh họa. Căn cứ vào xương cột sống, động vật chia thành hai nhóm: - Nhóm động vật chưa có xương cột sống được gọi là động vật không xươngsống bao gồm: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp. - Nhóm động vật đã có xương cột sống được gọi là động vật có xương sốngbao gồm: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, chim, thú (động vật có vú) - HS tự nêu ví dụ đại diện ở mỗi nhóm động vật.Câu 8: Nêu một số tác hại của động vật trong đời sống Trong đời sống, động vật là tác nhân gây bệnh, là vật trung gian truyền bệnhcho con người, thực vật và động vật khác; gầy ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnkinh tế địa phương, phá hoại mùa màng, công trình xây dựng,...Câu 9: Đa dạng sinh học là gì? Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên vàthực tiễn? - Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môitrường sống. *Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên: - Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. - Trong tự nhiên đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắnsóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. - Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học như: lươngthực, thực phẩm, dược liệu,...II. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOCâu 1. Chọn đáp án phù hợp trong các từ/ cụm từ gợi ý sau: Nguyên sinh vật, nhânthực, một tế bào, nhiều tế bào, tảo lục, trùng biến hình, hình dạng, vi khuẩn, virusđể điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin dưới đây: (1) ... là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào (2) ..., kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉgồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số (3) ... có khả năng quang hợp như (4) ..., trùng roi. (5) ... đa dạng về (6) ...,một số có (7) .. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề cương giữa học kì 2 Đề cương giữa học kì 2 lớp 6 Đề cương giữa học kì 2 năm 2024 Đề cương giữa HK2 KHTN lớp 6 Đề cương trường THCS Lê Quang Cường Đặc điểm của nguyên sinh vật Đa dạng sinh họcTài liệu cùng danh mục:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh lớp 7
56 trang 1011 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Sóc Trăng lớp 7
75 trang 923 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị lớp 7
58 trang 784 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 675 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên môn Ngữ văn
90 trang 630 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 10
62 trang 567 0 0 -
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
7 trang 556 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 4
55 trang 540 8 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 7
107 trang 503 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang 6
66 trang 500 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 302
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh
4 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
3 trang 0 0 0 -
Bài giảng Động lực học công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 3 0 0 -
Bài giảng học phần Địa chất công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
77 trang 1 0 0 -
142 trang 0 0 0
-
Bài giảng học phần Công nghệ gia công cơ 4 – Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
64 trang 0 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa máy công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
70 trang 0 0 0