KẾ HOẠCH NAVA VÀ SỰ THẤT BẠI HOÀN TOÀN CỦA THỰC DÂN PHÁP (1953 - 1954) 1. Kế hoạch Nava và âm mưu mới của Pháp – Mĩ 1.1. Bối cảnh Sau 8 năm xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị suy yếu rõ rệt: Thiệt hại gần 390.000 quân, tiêu tốn 2000 tỉ Phờ - răng, liên tục bị ta đẩy vào thế bị động chiến lược. Trước sự sa lầy của Pháp, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, thúc ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2012 - BÀI 12 BÀI 12 KẾ HOẠCH NAVA VÀ SỰ THẤT BẠI HOÀN TOÀN CỦA THỰC DÂN PHÁP (1953 - 1954) 1. Kế hoạch Nava và âm mưu mới của Pháp – Mĩ 1.1. Bối cảnh Sau 8 năm xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị suy yếu rõ rệt: Thiệt hạigần 390.000 quân, tiêu tốn 2000 tỉ Phờ - răng, liên tục bị ta đẩy vào thế bị độngchiến lược. Trước sự sa lầy của Pháp, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranhĐông Dương, thúc ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh. Để tìm lối thoát, thực dân Pháp đã tranh thủ viện trợ của Mĩ để đẩy mạnhchiến tranh cố tìm một thắng lợi quân sự để rút lui trong danh dự”. Ngày 07/5/1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử Tướng Navasang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương và thông qua Kếhoạch Nava với hy vọng sẽ “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng. 1.2. Nội dung của kế hoạch Nava Bước 1: trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lượctrên chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với quân chủ lực của ta. Thực hiệntiến công chiến lược, bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương, phát triểnngụy quân, xây dựng lực lượng cơ động mạnh. Bước 2: từ thu đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc đểđẩy mạnh tiến công chiến lược và cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta phải đàmphán theo điều kiện có lợi cho chúng. Để triển khai kế hoạch, Nava đã huy động một lực lượng cơ động lên đến 84tiểu đoàn trên toàn chiến trường Đông Dương, trong đó ở đồng bằng Bắc bộ có 44tiểu đoàn. tiến hành những cuộc càn quét, bình định và mở những cuộc tiến cônglớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa… 2. Từng bước đánh bại kế hoạch Nava 2.1. Chủ trương chiến lược của ta Phương hướng chiến lược: Giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Tập trung lực lượng, mở những cuộc tấn công vào các hướng địch tương đốiyếu nhằm tiêu diệt một phần sinh lực, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phóvới ta. Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ănchắc và tiến ăn chắc”. Với phương hướng và phương châm chiến lược đó, ta đã từng bước đánh bạikế hoạch Nava. 2.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã bướcđầu làm phá sản kế hoạch Nava Giữa tháng 11/1953, ta tiến quân theo hướng Tây Bắc và Trung Lào. Thựcdân Pháp phát hiện; Ngày 20/11/1953, Nava đã cho 6 tiểu đoàn cơ động nhảy dùxuống Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào. Ngày 10/12/1953, quân ta tấn công và giải phóng thị xã Lai Châu, bao vâyĐiện Biên Phủ. Nava buộc phải điều thêm 6 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ lêntăng cường cho Điện Biên Phủ, biến đây thành nơi tập trung quân thứ hai củaPháp. Đầu tháng 12/1953, quân ta phối hợp với bộ đội Pha -thét Lào mở chiến dịchTrung Lào, uy hiếp mạnh Sênô, buộc Nava phải điều thêm lực lượng lên Sê-nô,biến đây thành nơi tập trung quân lớn thứ ba của Pháp. Cuối tháng 01/1954, ta tiến quân sang thượng Lào, phối hợp với Pha-thétLào tấn công và uy hiếp Luông-pha-băng, Na-va phải tăng quân cho Luông -pha-băng, biến căn cứ này trở thành nơi tập trung quân lớn thứ tư của Pháp. Đầu tháng 02/1954, ta mở chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum vàuy hiếp Plây cu. Na-va phải điều lực lượng ở Nam bộ và Bình Trị Thiên lên tăngcường cho Tây Nguyên, biến An Khê và Plây-cu thành nơi tập trung quân lớn thứnăm của Pháp. Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích cũng phát triển mạnhhỗ trợ cho mặt trận chính. Như vậy, đến đầu năm 1954, lực l ượng của Pháp bị phân tán trên khắp chiếntrường Đông Dương để đối phó với ta làm cho kế họach Na-va bước đầu bị phásản. 3. Chiến dịch Điện Biên Phủ và sự thất bại hoàn toàn của kế hoạch Nava 3.1. Sự điều chỉnh kế hoạch của Nava và chủ trương đối phó của ta Sau khi đưa quân lên Điện Biên Phủ để bảo vệ Tây Bắc và Thượng Làokhông thành công, ngày 5 tháng 3 năm 1954, Na-va quyết định xây dựng ĐiệnBiên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, chấp nhận một cuộc quyết chiếnchiến lược tại đây và sẵn sàng “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta. Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thànhtrung tâm của kế hoạch Na-va. Đến tháng 3 năm 1954, Điện Biên Phủ trở thành căn cứ quân sự lớn nhấtĐông Dương với lực lượng lúc cao nhất lên đến 16200 tên, được bố trí thành mộthệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu với các loạivũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Đầu tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã quyết định mở chiếndịch Điện Biên Phủ để tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc. Toàn dân, toàn quân ta với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiếnthắng”, đã huy động 261.464 dân công với 10.301.570 ngày công và hàng vạnthanh niên xung phong tha ...