CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975 1. Chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Cuối năm 1974 đầu năm 1975, tương quan lực lượng giữa ta và địch đã có những thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Đảng đã họp Hội nghị Bộ chính trị (30/9 đến 7/10/1974) và Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18/12/1974 đến 8/1/1975) bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam. Qua hai Hội nghị, Bộ chính trị đã đưa ra và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2012 - BÀI 25 BÀI 25 CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975 1. Chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Cuối năm 1974 đầu năm 1975, tương quan lực lượng giữa ta và địch đã cónhững thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Đảng đã họp Hội nghị Bộ chính trị(30/9 đến 7/10/1974) và Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18/12/1974 đến 8/1/1975)bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam. Qua hai Hội nghị, Bộ chính trị đã đưa ra và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóngmiền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Cụ thể là trong năm 1975, tranh thủ thờicơ bất ngờ ta tấn công địch trên quy mô lớn, tạo điều kiện cho năm 1976 sẽ tiếnhành tổng công kích tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bên cạnh kế hoạch đó, Bộ chính trị còn nhận định rằng: “Cả năm 1975 làthời cơ” và chỉ rõ: “nếu thời cơ xuất hiện vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tứcgiải phóng miền Nam trong năm 1975”. Đồng thời Bộ chính trị còn nhấn mạnhcần tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của chonhân dân,… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. 2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 2.1. Chiến dịch Tây Nguyên Tây Nguyên có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với chiến trường miềnNam, nhưng do địch nhận định sai về hướng tiến quân của ta nên đã tập trung lựclượng cho việc bảo vệ Sài Gòn và Huế – Đà Nẵng; ở Tây Nguyên, chúng chỉ chốtgiữ bằng một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Phát hiện sơ hở đó, Hội nghị Bộ chính trị tháng 10/1974 đã quyết định chọnTây Nguyên đánh trận mở đầu và là hướng tiến công chiến lược chủ yếu trongnăm 1975. Ta tập trung binh lực lớn cùng với vũ khí, vật chất kĩ thuật mở chiến dịchquy mô lớn ở Tây Nguyên. Ngày 04/3/1975, ta đánh nghi binh địch ở Kontum vàPlâycu để thu hút lực lượng của địch về phía Bắc Tây Nguyên làm cho việc phòngthủ Đắc Lắc và Buôn Ma Thuột ở phía nam Tây Nguyên trở nên sơ hở. Ngày 10/3/1975, ta bất ngờ tấn công vào Buôn Ma Thuột làm cho địchkhông kịp trở tay. Sau 2 ngày chiến đấu, ta đã giải phóng hoàn toàn thị xã BuônMê Thuột. Thất thủ Buôn Mê Thuột, ngày 12/3/1975, địch cố sức dồn quân tái chiếm lạivị trí chiến lược này nhưng đã bị ta đánh bại. Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên vềgiữ vùng ven biển Nam Trung Bộ, chờ cơ hội để tái chiếm lại Tây Nguyên. Nắm được kế hoạch rút lui của địch, ta đã bố trí mai phục và truy kích địchtrên đường rút lui làm cho chúng tan rã hòan tòan. Đến ngày 24/3/1975, ta đã giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên với 60 vạn dân. Chiến dịch Tây Nguyên đã làm rung chuyển cả chiến trường niềm Nam, làmsuy sụp ý chí và tinh thần chiến đấu của Ngụy quân, Ngụy quyền và đồng thời chothấy, thời cơ thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến. 2.2. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng Diễn biến thuận lợi của chiến dịch Tây Nguyên cho thấy, thời cơ chiến lượcđến nhanh và hết sức thuận lợi. Bộ chính trị đã kịp thời đưa ra kế hoạch giải phóngSài Gòn và hoàn toàn miền Nam trong Năm 1975; trong đó, nhiệm vụ trước mắt làgiải phóng Huế – Đà Nẵng. Ngày 19/3 quân ta đã tấn công vào Quảng Trị, địch bỏ Quảng Trị rút về Huếvà Đà Nẵng; sau đó, chúng có dấu hiệu bỏ Huế rút vào cố thủ ở Đà Nẵng. Ngày 21/3/1975, quân ta thọc sâu vào căn cứ của địch, đồng thời chặn đườngrút chạy của chúng (Quốc lộ 1, Cửa Thuận An và cửa Tư Hiền). Ngày 25/3/1975, quân ta tiến thẳng vào cố đô Huế, ngày 26/3 thành phố Huếvà toàn tỉnh Thừa Thiên đã được giải phóng. Cùng với chiến thắng ở Huế, ngày 24/3/1975, ta giải phóng Tam Kì, ngày25/3/1975, giải phóng Quảng Ngãi, ngày 26/3/1975, giải phong Chu Lai. Như vậy, đến ngày 26/3/1975, Đà Nẵng – thành phố lớn thứ hai ở miền Nam,một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ – ngụy – bị rơi vào thế cô lập. Hơn10 vạn quân ở đây trở nên hoảng loạn và mất hết khả năng chiến đấu. Địch đã phảisử dụng máy bay để di tản cố vấn quân sự Mĩ và một bộ phận Ngụy quân ra khỏithành phố Đà Nẵng. Sáng 29/3/1975, từ cả ba phía Bắc, Tây và Nam, quân ta tiến vào Đà Nẵng vàđến 3 giờ chiều thành phố Đà Nẵng được giải phóng hoàn toàn. Cùng lúc với chiến thắng ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, sau khi giải phóngTây Nguyên, lực lượng của ta đã tiến xuống giải phóng các tỉnh ven biển miềnTrung: Quy Nhơn, Phú Yên (01/4/1975), Khánh H òa (03/4/1975) … Như vậy, đến đầu tháng 4 năm 1975, ta đã giải phóng được một vùng rộnglớn và liên tục từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.LƯỢC ĐỒ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975 2.3. Chiến dịch Hồ Chí Minh Sau khi thất bại liên tiếp ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, địch lùi về lập tuyếnphòng thủ từ xa (Phan Rang – Xuân Lộc – Tây Ninh) để bảo về Sài Gòn. Trước những chuyển biến nhanh chóng của t ình hình, ngày 25/3/1975, Bộchính trị đã họp và nhận định: “Thời cơ cách mạng đã đến,… phải tập trunglực lượng giải ...