ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI 1986 – 2000 1. Bối cảnh Hơn 10 năm cả nước tiến hành xây dựng CNXH, Đảng và nhân dân ta vừa làm vừa tìm tòi thể nghiệm con đường XHCN. Kết quả là đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực. Song chúng ta cũng đã vấp phải những khó khăn to lớn và ngày càng gia tăng, làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2012 - BÀI 27 (HẾT) BÀI 27 ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI 1986 – 2000 1. Bối cảnh Hơn 10 năm cả nước tiến hành xây dựng CNXH, Đảng và nhân dân ta vừalàm vừa tìm tòi thể nghiệm con đường XHCN. Kết quả là đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể trong các lĩnh vực. Song chúng ta cũng đã vấp phải những khókhăn to lớn và ngày càng gia tăng, làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủnghoảng nghiêm trọng về mọi mặt. Để khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủnghoảng và đẩy mạnh sự nghiệp CNXH tiến lên, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới. 2. Đường lối đổi mới và xây dựng đất nước trong thời kì quá độ Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1996) đã đánh dấu sự mở đầu của thời kì đổimới. Đây là đổi mới đất nước trong quá trình đi lên CNXH chứ không phải thayđổi mục tiêu CNXH. Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng– xã hội: 2.1. Đổi mới kinh tế - Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy môvới hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau. - Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa. - Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự pháttriển. - Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thịtrường có sự quản lí của nhà nước. - Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộngsự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế. 2.2. Đổi mới chính trị - Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dândo Đảng cộng sản lãnh đạo. - Xây dựng nền dân chủ XHCN, nhấn mạnh quan điểm “lấy dân l àm gốc”. - Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hànhđộng xâm phạm lợi ích của tổ quốc. - Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. 3. Quá trình đất nước thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) 3.1. Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: bước đầu công cuộc đổi mới 3.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VI Đại hội VI đã thay đổi nhận thức về CNXH khoa học, xác định lại thời kìquá độ lên CNXH ở nước ta là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn và trải quanhiều chặng. Đại hội VI đã đề ra “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát” của chặngđường đầu tiên là “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựngnhững tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongchặng đường tiếp theo”. Trước mắt, trong 5 năm 1986 – 1990, tập trung sức người, sức của, thực hiệnnhững mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là mặt trận hàngđầu. 3.1.2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 -1990) * Thành tựu Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi củaquần chúng nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc xâydựng và phát triển kinh tế – xã hội; Đặc biệt là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã thực sự phát huy quyềnlàm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúngđể phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩmcho xã hội: + Về lương thực thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phảinhập 45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đ ã đáp ứng được nhu cầu trong nước,có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. + Về hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng,mẫu mã – chất lượng tiến bộ hơn trước, lưu thông tương đối thuận lợi. + Về kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh và mở rộng hơn trước: từ năm 1986đến 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, hàng nhập khẩu giảm đáng kể. + Kiềm chế được một bước đà lạm phát, đời sống nhân dân giảm bớt khókhăn. + Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theocơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Những thành tựu trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới đã chứng tỏđường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phùhợp. * Hạn chế Đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; nền kinh tế còn mấtcân đối lớn, lạm phát tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, thất nghiệp gia tăng. Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, mức sống của những người sống chủ yếubằng lương và của một bộ phận nông dân bị giảm sút. Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, hiện tượng tham nhũng,hối lộ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương… vẫn còn khá nặng nềvà phổ biến. 3.2. Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới 3.2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VII Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã tổng kết, đánhgiá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI và tiếp tục điều chỉnh, bổsung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiếnlên. Đại hội VII thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độlên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm2000”. Nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 là: “đẩylùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nềnsản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Bắt đầu cótích lũy từ nội bộ nền kinh tế”. Để thực hiện mục tiêu trên, cần phải phát huy sức mạnh của các thành phầnkinh tế, từng bước xây dựng ...