Danh mục

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2012 - BÀI 3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.89 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC THÀNH LẬP ĐẢNG (1925 – 1930) 1. Sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản và phong trào công nhân 1.1. Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên 1.1.1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Sau khi trở về Quảng Châu – Trung Quốc (1/11/1924), Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây cùng với một số thanh niên Việt Nam hăng hái mới từ trong nước sang. Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2012 - BÀI 3 BÀI 3 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC THÀNH LẬP ĐẢNG (1925 – 1930) 1. Sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản và phong tràocông nhân 1.1. Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên 1.1.1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Sau khi trở về Quảng Châu – Trung Quốc (1/11/1924), Nguyễn Ái Quốc đãtiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây cùng với một số thanh niên ViệtNam hăng hái mới từ trong nước sang. Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên Việt Namtích cực để tuyên truyền giác ngộ họ và lập ra tổ chức “Cộng sản đoàn”. Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạngThanh Niên, trong đó tổ chức “Cộng sản đoàn” là nòng cốt và ra tuần báo Thanhniên làm cơ quan tuyên truyền của Hội. 1.1.2. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Từ năm 1924 đến năm 1927, Người đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyệnchính trị, đào tạo được 75 thanh niên Việt Nam thành những chiến sĩ cách mạngđể truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lậpchính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những bài giảng trong các lớpđào tạo cán bộ ở Quảng Châu và in thành tác phẩm “Đường Cách Mệnh”. Nội dung cơ bản của tác phẩm “Đường Cách Mệnh”: * Ba tư tưởng cơ bản của cách mạng Việt Nam: Cách mệnh là sự nghiệp của quần chúng đông đảo, nên phải động viên, tổchức và lãnh đạo quần chúng vùng dậy đánh đổ các giai cấp áp bức, bóc lột. Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và làmột bộ phận của cách mạng thế giới. * Sáu mục đích nói cho đồng bào ta biết rõ: Vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh? Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc củamột hai người? Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. Ai là bạn ta và ai là thù ta? Cách mệnh thì phải làm như thế nào? Năm 1926, Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên đã có những tổ chức cơ sởở nhiều trung tâm lớn trong nước (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn...) Song song với việc phát triển cơ sở hội trong nước, tác phẩm “Đường CáchMệnh” và tuần báo Thanh Niên được bí mật đưa về nước để tuyên truyền và phổbiến chủ nghĩa Mác-Lênin vào giai cấp vô sản. Năm 1928, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên thực hiện chủ trương “Vôsản hoá”: Đưa hội viên đã được đào tạo vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền...,cùng sống, lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời trực tiếp truyền báchủ nghĩa Mác-Lênin vào giai cấp công nhân Việt Nam. Đến tháng 5/1929, Hội đã có tổ chức cơ sở hầu khắp cả nước. 1.2. Phong trào công nhân trở thành một lực lượng độc lập 1925 - 1929 Những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên đã tác động mạnh mẽ đến sự giác ngộ chính trị của giai cấp côngnhân Việt Nam. Thêm vào đó là sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng dân tộcdân chủ ở Quảng Châu và những Nghị quyết về phong trào cách mạng ở các nướcthuộc địa của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5..., phong trào công nhân ViệtNam phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn 1926 – 1929: * Trong hai năm 1926 – 1927: Nhiều cuộc bãi công của công nhân viênchức đã nổ ra liên tiếp ở nhiều nơi như: Nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao suCam Triêm, Phú Riềng, đồn điền cà phê Rayan (Thái Nguyên). * Trong hai năm 1928 – 1929: Có đến 40 cuộc đấu tranh nổ ra trên khắpcả nước, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân ở nhà máy ximăng, sợiHải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm - cưa Bến Thủy, đóng xe lửaTrường Thi (Vinh), Xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội), Xưởng đóng, sửa chữatàu Ba Son (Sài Gòn), Đồn điền Phú Riềng. Đặc điểm của phong trào công nhân trong giai đoạn này là đã vượt ra khỏiphạm vi của một nhà máy, công xưởng, bước đầu có sự liên kết giữa nhiều ngành,nhiều địa phương và đã trở thành một phong trào liên tục, mạnh mẽ. Điều đóchứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt và giai cấp côngnhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của phong trào công nhân, phong tràođấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác cũng phát triển,tạo nên một làn sóng cách mạng dân tộc khắp cả nước. 2. Phong trào đấu tranh do tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo (1925 - 1930). 2.1. Tân Việt Cách Mạng Đảng và sự phân hoá của nó Cùng với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên ở nước ngoài,tháng 7/1925, tại Vinh (Nghệ An), nhóm chính trị phạm ở Trung kỳ và các sinhviên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã thành lập Hội Phục Việt. Đây là một tổ chức ...

Tài liệu được xem nhiều: