ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (03 - 2 - 1930) 1. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1.1. Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc dân chủ và đặc biệt là phong trào công nhân trong những năm 1928 – 1929 cho thấy đã đến lúc cần phải lãnh đạo giai cấp công – nông cùng các lực lượng yêu nước khác đấu tranh chống đế quốc, phong kiến tay sai giành độc lập, tự do. Những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2012 - BÀI 4 BÀI 4 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (03 - 2 - 1930) 1. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1.1. Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc dân chủ và đặc biệt là phongtrào công nhân trong những năm 1928 – 1929 cho thấy đã đến lúc cần phải lãnhđạo giai cấp công – nông cùng các lực lượng yêu nước khác đấu tranh chống đếquốc, phong kiến tay sai giành độc lập, tự do. Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt NamCách Mạng Thanh Niên. Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách MạngThanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộCộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảngcộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên. Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam CáchMạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa rađề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏiHội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản. Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắcđã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, thông qua tuyênngôn, điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽcủa quần chúng, uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất nhanh, nhất là ở Bắc vàTrung kỳ. Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 7/1929,các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Trung Quốc vàNam kỳ cũng đã quyêt định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng. 1.2. Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn Sự ra đời và ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng và AnNam Cộng Sản Đảng đã tác động mạnh mẽ đối với những đảng viên theo chủtrương cách mạng vô sản trong Tân Việt Cách Mạng Đảng. Tháng 9/1929, nhóm theo chủ nghĩa Mác trong Tân Việt Cách Mạng Đảngđã tách ra, thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn. 1.3. Ý nghĩa Đó là kết quả tất yếu trong quá trình vận động cách mạng Việt Nam. Đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam và chứng tỏxu hướng cách mạng vô sản là phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03 - 07/02/1930) 2.1. Bối cảnh lịch sử Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là một xu thế tất yếu và ba tổchức cộng sản đá lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đấu tranh mạnh mẽ hơn. Song, trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này đãtranh giành, công kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phongtrào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam l à phải có một Đảng cộng sảnthống nhất trong cả nước. Trước tình hình đó, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, NguyễnÁi Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. 2.2. Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Từ ngày 03 đến ngày 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc),Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Tham dự Hộinghị có đại diện của Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng. Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình thế giới, trong nước,phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức Cộng sản, và đề nghịcác tổ chức cộng sản hợp nhất thành một Đảng cộng sản duy nhất. Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất, lấy tênlà Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắntắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên củaĐảng. 2.3. Nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên (03/02/1930) Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là tiến hành cuộc cách mạng tư sản dânquyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp cùngbọn phong kiến, tư sản phản cách mạng để làm cho nước Việt Nam độc lập, thànhlập chính phủ công – nông – binh, tiến tới làm cách mạng ruộng đất. Trong đó,quan trọng nhất là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc và tựdo cho nhân dân. Lực lượng cách mạng bao gồm chủ yếu là công – nông. Ngoài ra còn phảiliên kết với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tranh thủ hay ít ra cũng trung lập phúnông, trung tiểu địa chủ, và tư sản An Nam chưa lộ rõ bản chất phản cách mạng. Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lêninlàm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạ ...