Thông tin tài liệu:
Đề cương ôn tập Ngoại khoa thú y thực hành tổng hợp những nội dung trọng tâm của học phần Ngoại khoa thú y thực hành. Tông qua đề cương, người học có thể tổng quan và củng cố lại các phần kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ngoại khoa thú y thực hànhFaculty of Veterinary Medicine5/31/2014 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Ngoại Khoa Thú Y Thực Hành Học kỳ II năm học 2013-2014 Thach Van Manh Website: sites.google.com/site/thachvanmanh Mail: thachvanmanh@gmail.com Tel : +84983912823Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Phần I: Kỹ thuật cơ bản trong ngoại khoa thú y thực hànhChương 1 Cố định động vật - Cố định gia súc là việc làm cần thiết, trước tiên của một caphẫu thuật. Cố định gia súc giúp ngăn ngừa việc chống cự, tấn công của gia súc; tránh được những tai nạn đáng tiếc cho cả người và gia súc; tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn được thời gian thực hiện, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và tránh việc mất máu nhiều khi phẫu thuật. Một số lưu ý khi cố định gia súc - Khi tiếp xúc với gia súc phải có thái độ ôn hòa, thân mật nhất là đối với loài có tính hưng ph ấn cao. Cần tránh có những động tác thô bạo, thái độ nóng nảy làm cho gia súc sợ hãi gây khó khăn cho việc cố định. - Trước khi thực hiện cố địnhgia súc cần kiểm tra kỹ lưỡng dụng cụ cố định (dây thừng, rọ mõn, giá cố định…). - Nơi cố định phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt không có vật cứng (gạch đá, đinh thép, dây thép gai, mảnh sành,...) nhằm tránh những tổn thương cho gia súc khi cố định. - Khigia súc ăn quá no, cần tránh việc vật ngã một cách thô bạo. Đối với gia súc mang thaicần thận trọng khi cố định. - Các thao tác cố định phải được tiến hành nhanh, chính xác. Các nút buộc cần đơn giản mà chắc chắn, dễ giải thoátcho vật nuôi khi có các tai biến.Trong phẫu thuật ngoại khoa khi cố định cần sử dụng các nút thắt “sống”để dễ dàng giải thoát gia súc khi có tai biến xảy ra. - Tùy theo vị trí phẫu thuật, loài gia súc mà có các cách cố định khác nhau. Tư thế cố định cần thuận lợi cho người thực hiện phẫu thuật. 1. Phương pháp cố định trâu, bò a. Xoắn tai - Để xoắn tai người ta dùng dây xoắn tai. Dây xoắn tailà nguyên nhân gây đau đớn cho bò, làm lệch sự chú ý khi có tác nhân gây đau đớn ở những phần khác trên cơ thể. Đây là phương pháp có hiệu quả nhưng cần chú ý tránh gây hư hại cho lớp sụn của tai. 1Thạch Văn Mạnh TYD-K55 b. Cố định một chân trước - Một vòng dây được buộc vào cổ chân, đầu còn lại vòng qua u vai, đưa ra phía trướcvà đượcgiữ chặt. Nó sẽđược bỏ ra khi bò bắt đầu ngã. c. Cố định một chân sau - Cố định một chân sau của trâu, bò khó khăn hơn nhiều so với cố định chân trước vì trâu, bò rất khỏe. Muốn thực hiện được, chúng ta phải dùng dây thừng buộc vào đốt ngón chân của chúng rồikéo lên. Đầu dây thừng tự do vắt qua người con vật hoặc thanh dọc của gióng cố định. d. Cố định đứng trong giá - Gía cố định được làm với 4 cột trụ chôn chặt xuống đấthoặc có bộ giá bằng sắt hay xi măng cốt thép.Kết nối giữa bốn trụ là các gióng dọc và ngang trải đều 2 tầng trên và dưới. Có các dây thừng và chão để buộc giữ; ghìm đầu, đỡ bụng, chằng ngang lưng, khóa hai chân sau hoăc cả bốn chân.Cố định trâu, bò đứng trong giá bốn trụ dùng để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp có thời gian kéo dài. e. Vật bò - Vật bò có thể dùng hai cách thông dụng sau đây: - Cách thứ nhất:dùng một sợi dây thừng bền chắc, dài 5-6 m. Một đầu dây buộc cố định vào hai gốc sừng con vật. Đầu kia luồn thành hai vòng;một vòng quanh ngực, một vòng quanh bụng sao cho tạo thành hai vòng nút. Đoạn dây còn lại được kéo dọc thân con vật. Khi vật, một người vặn đầu con vật ở tư thế: một tay ghìm sừng xuống, một tay cầm mõm hất lên ; một người cầm đuôi kéo về phía định cho con vật ngã; một số người khác kéo đầu dây tự do. Nếu có đủ người thì cả 2 đầu dây được thả tự do, chia số người ra làm 2 tốp kéo về 2 phía ngượcchiều nhau, dọc thân con vật. - Phải có sự hiệp đồng chặt chẽ giữa những người tham gia. Con vật nằm xuống, nhanhchóng ghìm sừng, đè đầu và cột 4 chân lại. Đây là động tác quan trọng nhất khi vật bò; nếu để đầu nó cất lên thì con vật lập tức đứng dậy. 2Thạch Văn Mạnh TYD-K55 f. Vật trâu - Dùng dây thừng bền chắc, luồn thành các nút số 8 ở hai chân trước và hai chân sau. - Buộc sao cho các nút thắt lại được khi kéo mà không bị tuột ra (đoạn dây tự do phải nằm phía dưới vòng nút). Khi vật, một người khỏe ghìm giữ đầu; một người kéo đuôi; số còn lại chia làm 2 tốp kéo cùng về 1 phía. Khi kéo, các vòng của nút số 8 thiết chặt dần; hai chân phải, hai c ...