Danh mục

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 57.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THCS - THPT Hòa Bình giúp cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: /12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THCS – THPT Hòa BìnhI. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 ĐIỂM)Câu 1. (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh sóng và mối quan hệ giữa hai hình tượng sóng vàem trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh.Câu 2. (3,0 điểm) Đã từ lâu nhân dân ta khẳng định: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh Ai ơi phải quý nghề mình mới nên” Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 ĐIỂM)Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có thấy dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. (Ngữ văn 12, Tập một, tr.88,89, NXB Giáo dục – 2009)Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường v ềvẻ đẹp của sông Hương, trong đoạn trích của bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông? (phần tríchtrong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2009) - HẾT-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Đơn vị ra đề: THCS – THPT Hòa Bình Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 - “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự 2,0đ (2,0 đ) hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” là “em” và “em” cũng là “Sóng”. Hai hình tượng này tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng. - Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện nhưng cảm xúc, cung bậc tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương. Câu 2 Viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 400 từ 3,0 (3,0 đ) 1. Mở bài: - Giới thiệu luận đề: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh Ai ơi phải quý nghề mình mới nên” - Chuyển ý. 2. Thân bài: a. Giải thích: - “Nhất nghệ tinh” là một nghề tinh thông. “Thân vinh” là bản thân được sung sướng, giá trị được đề cao. - “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” nghĩa là mỗi người chỉ cần một nghề tinh thông là bản thân người đó sẽ được siung sướng, giá trị người đó sẽ được đề cao. Vì vậy muốn thành công, mỗi người chỉ nên chọn một nghề, yêu quý lấy nghề đó của mình, tập trung trau dồi cho đến mức tinh xảo. b. Đánh giá: Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Bởi vì có tập trung trau đồi lấy một nghề, yêu quý nghề ấy thì mới có thể đưa nghề ấy đến chỗ điêu luyện, tinh xảo; hiệu quả, năng suất, chất lượng do đó được nâng cao. c. Bàn luận, mở rộng: - Ngày nay, kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật cũng tiến bộ nhanh như vũ bão, chúng ta cần biết thêm nhiều nghề để khi cần có thể chuyển hướng ngay nghề nghiệp cho phù hợp. - Trau dồi nghề nghề nghiệp của mình đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyên nhằm có được năng suất, hiệu quả, chất lượng cao phải đâu chỉ lo cho riêng bản thân mình “ nhất nghệ tinh” mà còn phục vụ cho lợi ích chung của tập thể, của đất nước. Nói một cách khác, chúng ta cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa lợi ích của bản thân mình với lợi ích của tập thể, của đất nước thì lợiích riêng của bản thân mới b ...

Tài liệu được xem nhiều: