Danh mục

Để lành bệnh tự nhiên - Chương 12

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.33 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn có thể làm tăng cơ hội chứng nghiệm sự lành lặn tự nhiên bằng cách làm cho cơ thể bạn tập thể dục thích hợp và nghỉ ngơi đầy đủ. Thể dục cơ thể giúp cho hệ thống lành lặn trong nhiều cách khác nhau. Nó cải thiện sự tuần hoàn của máu, làm cho tim bơm máu hữu hiệu hơn và duy trì sự dẻo dai của các động mạch. Đồng thời nó làm tốt hệ thống hô hấp, tăng lượng khí trao đổi giữa oxygen và carbon dioxide, vốn giúp cơ thể đào thải đi những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để lành bệnh tự nhiên - Chương 12 Để lành bệnh tự nhiên Chương 12 Hoạt Động Và Nghỉ Ngơi Bạn có thể làm tăng cơ hội chứng nghiệm sự lành lặn tự nhiên bằng cách làm cho cơ thể bạn tập thể dục thích hợp và nghỉ ngơi đầy đủ. Thể dục cơ thể giúp cho hệ thống lành lặn trong nhiều cách khác nhau. Nó cải thiện sự tuần hoàn của máu, làm cho tim bơm máu hữu hiệu hơn và duy trì sự dẻo dai của các động mạch. Đồng thời nó làm tốt hệ thống hô hấp, tăng lượng khí trao đổi giữa oxygen và carbon dioxide, vốn giúp cơ thể đào thải đi những chất cặn ba sinh ra do sự trao đổi (metabolic wastes). Nó còn giúp sự thải hồi bằng cách làm tăng tiến sự ra mồ hôi và tống xuất đồ cặn bã trong ruột. Bằng cách kích thích sự thải ra của chất endorphins trong óc, nó chống sự suy nhược, phiền muộn và làm cho người hăng hái phấn khởi hơn. Nó điều hòa sự chuyển hóa và mức độ nhiều ít của năng lực trong cơ thể. Nó làm trung hòa sự căng thẳng, tạo cho cơ thể thoải mái thư dãn nhiều hơn và có giấc ngủ an lành hơn. Nó cũng làm tăng tiến chức năng miễn nhiễm của cơ thể. Bất cứ chương trình nào có ý định muốn kiện toàn khả năng lành lặn của cơ thể phải luôn bao gồm chuyện tập thể dục thường xuyên. Nhưng cách tốt và đơn giản nhất để đạt được những lợi ích trên. Một số lớn người trong xã hội chúng ta, cả trẻ lẫn già, không muốn tập thể dục tí nào cả. Nhiều người khác thì tập thể dục như điên dại, luôn bỏ thì giờ ở những lớp nhảy múa nhào lộn và tập thể dục bằng máy, họ thường làm với ý định kiểm soát sức nặng cơ thể. Nhiều người trở nên ghiền chuyện tập thể dục khổ cực vì nó làm cho họ hứng khởi, có lẽ do chất endorphin ở óc tiết ra khi tập thể dục. Những người nghiên cứu về thể dục và những bác sĩ về y tế thể thao đã làm cho toàn môn thể dục thêm phần phức tạp. Dường như đối với tôi có nhiều loại người - loại lười biếng không tập thể dục (the couch potatoes), những người tập thể dục quá độ và những người ghiền tập thể dục, và những chuyên viên - tất cả như thiếu một cái gì. Bất cứ khi nào tôi về nhà sau khi đi thăm viếng những nền văn hóa truyền thống ở Mỹ châu, Phi châu, hay á châu, tôi giật mình khi nhìn lại sự kỳ cục của những thói quen của chúng ta trong chuyện tập thể dục. Ở những xã hội không kỹ nghệ, sự đòi hỏi của đời sống hàng ngày làm tay chân phải làm việc. Bắp thịt nẩy nở mạnh khỏe vì người ta nhấc và mang vật nặng, và họ đi bộ thường xuyên. Họ đi bộ để lấy nước và củi, và họ ra đồng làm việc, họ đi bộ đến chợ, đi chân để thăm viếng bè bạn và họ hàng. Trong tất cả những phát minh kỹ thuật đã làm thay đổi chiều hướng hoạt động của chúng ta theo chiều hướng tệ hại xấu xa, chiếc xe hơi coi như đoạt giải. Tôi tin rằng nó làm hại sức khỏe rõ ràng nhất, không chỉ vì nó làm cho không khí đô thị đen lại với khói xả ra của nó, mà đặc biệt nó còn cướp đi của chúng ta những cơ hội để đi bộ. Loài người sinh ra để đi bộ. Chúng ta là sinh vật đi hai chân (bipedal), đứng thẳng với thể xác được tạo ra để vận động. Đi bộ là một hành vi phức tạp vốn đòi hỏi sự tổng hợp của các chức năng của kinh nghiệm của cảm giác và vận động; nó tập thể dục cho cả bộ óc lẫn những hệ thống bắp thịt và xương của chúng ta. Hãy nhìn sự thăng bằng, vốn chỉ là một thành phần của sự đi bộ. Để có thể duy trì sự thăng bằng cho cơ thể một cách vô thức và không phải bỏ công sức gì cả lúc cơ thể thay đổi vị trí và bước đi qua những mặt đất không cân đối trong môi trường sức hút trái đất, bộ óc cần một số lớn thông tin. Nó nhờ cậy một phần vào một cơ cấu ở trong tai có trách nhiệm cảm nhân định hướng trong không gian ba chiều; nếu cơ cấu này hỏng, người đi sẽ mất thăng bằng. Nhưng thêm vào với dữ kiện từ tai; bộ óc tùy thuộc vào hình ảnh đưa vào bên trong và thông tin từ những cảm nhận khác để giữ cho chúng ta thăng bằng: từ những vật nhận do sờ mó báo cho óc biết phần nào của thân thể đang tiếp xúc với đất và từ những cơ quan tự cảm (proprioceptors) ở bắp thịt, gân, và khớp báo cho óc biết liên tục vị trí đích xác của thân thể trong không gian. Ngăn chặn tới bất kỳ một thành phần của những mạch này có thể dẫn đến sự loạng choạng và ngã xuống. Trong bộ óc tất cả những thông tin này đều được phân giải bởi tiểu não (cerebellum), vốn dùng chúng để điều hợp sự phản ứng của những bắp thịt tới những đòi hỏi luôn thay đổi của sự vận động. Khi bạn bước đi, sự di chuyển của tay chân bạn theo dạng chéo nhau: chân phải và tay trái cùng tiến về phía trước cùng một lúc, rồi đến phiên chân trái và tay phải. Loại di chuyển như thế này gây ra luồng điện hoạt động trong óc vốn có một ảnh hưởng hài hòa trên toàn hệ thống thần kinh trung ương - một ích lợi đặc biệt của sự đi bộ mà bạn không dễ gì có được từ những loại thể dục khác. Bác sĩ Fulford, là vị bác sĩ già nắn xương đầu tiên dạy cho tôi những nguyên tắc căn bản của sự lành lặn, tin rằng sự di chuyển theo kiểu mẫu xéo như vậy (crossed- pattern) là cần thiết cho sự phát triển bình thường và kiện t ...

Tài liệu được xem nhiều: