Để phát triển thị trường nghệ thuật Việt Nam: Một vài nhận thức và cách tiếp cận
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 363.74 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Để phát triển thị trường nghệ thuật Việt Nam: Một vài nhận thức và cách tiếp cận" nghiên cứu nhận thức đúng những vấn đề lý luận về thị trường nghệ thuật, đánh giá thực trạng và có những cách tiếp cận phù hợp để phát triển thị trường nghệ thuật ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để phát triển thị trường nghệ thuật Việt Nam: Một vài nhận thức và cách tiếp cận 234 ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM: MỘT VÀI NHẬN THỨC VÀ CÁCH TIẾP CẬN PGS.TS. ĐỖ THỊ THANH THỦY* S inh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận nghệ thuật như một bộ phận quan trọng của văn hóa. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ xâm lược (1954-1975), nghệ thuật đã đồng hành cùng dân tộc và được coi như một mặt trận cốt yếu về tư tưởng, với vai trò tiên phong của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Khi đất nước đã hòa bình, thống nhất, độc lập, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, trong kỷ nguyên số hóa và khoa học công nghệ hiện nay, phát triển thị trường nghệ thuật lại là xu thế tất yếu, khách quan, đáp ứng yêu cầu chiến lược về phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Để nghệ thuật trở thành một “vườn hoa” muôn sắc, ngát hương, tiếp tục sáng tạo, bồi đắp thêm cho nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần tiếp tục nhận thức đúng những vấn đề lý luận về thị trường nghệ thuật, đánh giá thực trạng và có những cách tiếp cận phù hợp để phát triển thị trường nghệ thuật ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại. 1. Một số vấn đề lý luận về thị trường nghệ thuật Về khái niệm thị trường nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, thị trường nghệ thuật là nơi diễn ra quá trình tương tác giữa người bán và người mua, là nơi lưu thông, phân phối, trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ nghệ thuật, nhằm thỏa mãn nhu cầu của bên cung và bên cầu. Thị trường được xem như một động lực có khả năng tạo ra những dàn xếp hiệu quả, nhằm đáp ứng các nhu cầu và phân phối nguồn lực dưới góc nhìn của các nhà kinh tế. Trong hàm nghĩa rộng, thị trường còn là các thể chế, các bên liên quan, các thành tố phức hợp khác có mối quan hệ tác động đến sự hình thành và lưu thông của hàng hóa nghệ thuật. Thị trường nghệ thuật có nhiều cấp độ như: thị trường sơ cấp, thị _______________ * Trưởng Ban Nghiên cứu văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Phần thứ nhất: THAM LUẬN CỦA CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC... 235 trường thứ cấp, trong đó thị trường sơ cấp là thị trường mà người sáng tạo và người tiêu dùng trao đổi mua bán trực tiếp, còn thị trường thứ cấp là thị trường mà trao đổi mua bán được diễn ra thông qua các trung gian. Hai loại thị trường này có những đặc trưng riêng và góp phần làm nên sự hoàn chỉnh của thị trường, trong đó thị trường nghệ thuật thứ cấp có xu hướng phát triển mạnh, có phạm vi rộng trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phổ biến. Mặc dù thị trường nghệ thuật có thể đã xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử loài người, bởi bất cứ khi nào nghệ thuật trở thành hàng hóa, dịch vụ, được mua bán, trao đổi dựa trên các quy luật về giá trị, cung, cầu, cạnh tranh thì sẽ có thị trường. Tuy nhiên, về mặt học thuật, lý luận về thị trường nghệ thuật mới chỉ manh nha xuất hiện trên thế giới vào thập niên 60 của thế kỷ XX, bắt đầu với phạm trù lý thuyết về kinh tế học nghệ thuật và sau này được mở rộng thành kinh tế học văn hóa tại các nước phương Tây1. Các nhà nghiên cứu kinh tế và quản lý nhận thấy nghệ thuật không chỉ là một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần, thẩm mỹ, chuyển tải nhiều giá trị vô hình khác, mà nghệ thuật cũng là một phần của hoạt động kinh tế. Mối quan tâm nghiên cứu của giới học thuật về thị trường nghệ thuật được đánh dấu chính thức với sự ra đời của Hiệp hội Kinh tế Văn hóa vào năm 1973. Tiếp đó, Tạp chí Kinh tế Văn hóa đã phát hành số đầu tiên vào năm 1977. Trong suốt quãng thời gian hơn 40 năm từ thời điểm đó cho đến nay, nhận thức về kinh tế học nghệ thuật ngày càng được chú ý và hoàn thiện, với các công trình nghiên cứu của các học giả từ nhiều chuyên ngành như kinh tế, quản lý, xã hội học, tâm lý học, nhân học2. Sự xuất hiện và tầm quan trọng của thị trường nghệ thuật cùng với các ngành công nghiệp giải trí và trải nghiệm khác được xem là hệ quả tất yếu của những thay đổi về bối cảnh, như: quá trình đô thị hóa, cách mạng công nghiệp và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự gia tăng thời gian rỗi - điều mà công chúng hiếm khi có được cho đến tận thời điểm cách đây hai, ba trăm năm. Tính chất lưỡng lai của hàng hóa nghệ thuật như một loại hàng hóa kinh tế - văn hóa, “giá trị” của hàng hóa nghệ thuật và “nghịch lý giá trị” Các công trình nghiên cứu về kinh tế học nghệ thuật được viết bởi các học giả vốn là các nhà kinh tế học văn hóa “chính thống” (những người áp dụng các công cụ lý thuyết của kinh tế học tân cổ điển) và các nhà kinh tế văn hóa “không chính _______________ 1. Công trình của Baumol và Bowen viết năm 1966 về: “Nghệ thuật biểu diễn - một nan đề kinh tế” lần đầu tiên đánh dấu các công cụ kinh tế học được áp dụng một cách hệ thống vào lĩnh vực nghệ thuật. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để phát triển thị trường nghệ thuật Việt Nam: Một vài nhận thức và cách tiếp cận 234 ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT VIỆT NAM: MỘT VÀI NHẬN THỨC VÀ CÁCH TIẾP CẬN PGS.TS. ĐỖ THỊ THANH THỦY* S inh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận nghệ thuật như một bộ phận quan trọng của văn hóa. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ xâm lược (1954-1975), nghệ thuật đã đồng hành cùng dân tộc và được coi như một mặt trận cốt yếu về tư tưởng, với vai trò tiên phong của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Khi đất nước đã hòa bình, thống nhất, độc lập, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, trong kỷ nguyên số hóa và khoa học công nghệ hiện nay, phát triển thị trường nghệ thuật lại là xu thế tất yếu, khách quan, đáp ứng yêu cầu chiến lược về phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Để nghệ thuật trở thành một “vườn hoa” muôn sắc, ngát hương, tiếp tục sáng tạo, bồi đắp thêm cho nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần tiếp tục nhận thức đúng những vấn đề lý luận về thị trường nghệ thuật, đánh giá thực trạng và có những cách tiếp cận phù hợp để phát triển thị trường nghệ thuật ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại. 1. Một số vấn đề lý luận về thị trường nghệ thuật Về khái niệm thị trường nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, thị trường nghệ thuật là nơi diễn ra quá trình tương tác giữa người bán và người mua, là nơi lưu thông, phân phối, trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ nghệ thuật, nhằm thỏa mãn nhu cầu của bên cung và bên cầu. Thị trường được xem như một động lực có khả năng tạo ra những dàn xếp hiệu quả, nhằm đáp ứng các nhu cầu và phân phối nguồn lực dưới góc nhìn của các nhà kinh tế. Trong hàm nghĩa rộng, thị trường còn là các thể chế, các bên liên quan, các thành tố phức hợp khác có mối quan hệ tác động đến sự hình thành và lưu thông của hàng hóa nghệ thuật. Thị trường nghệ thuật có nhiều cấp độ như: thị trường sơ cấp, thị _______________ * Trưởng Ban Nghiên cứu văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Phần thứ nhất: THAM LUẬN CỦA CÁC CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC... 235 trường thứ cấp, trong đó thị trường sơ cấp là thị trường mà người sáng tạo và người tiêu dùng trao đổi mua bán trực tiếp, còn thị trường thứ cấp là thị trường mà trao đổi mua bán được diễn ra thông qua các trung gian. Hai loại thị trường này có những đặc trưng riêng và góp phần làm nên sự hoàn chỉnh của thị trường, trong đó thị trường nghệ thuật thứ cấp có xu hướng phát triển mạnh, có phạm vi rộng trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phổ biến. Mặc dù thị trường nghệ thuật có thể đã xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử loài người, bởi bất cứ khi nào nghệ thuật trở thành hàng hóa, dịch vụ, được mua bán, trao đổi dựa trên các quy luật về giá trị, cung, cầu, cạnh tranh thì sẽ có thị trường. Tuy nhiên, về mặt học thuật, lý luận về thị trường nghệ thuật mới chỉ manh nha xuất hiện trên thế giới vào thập niên 60 của thế kỷ XX, bắt đầu với phạm trù lý thuyết về kinh tế học nghệ thuật và sau này được mở rộng thành kinh tế học văn hóa tại các nước phương Tây1. Các nhà nghiên cứu kinh tế và quản lý nhận thấy nghệ thuật không chỉ là một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần, thẩm mỹ, chuyển tải nhiều giá trị vô hình khác, mà nghệ thuật cũng là một phần của hoạt động kinh tế. Mối quan tâm nghiên cứu của giới học thuật về thị trường nghệ thuật được đánh dấu chính thức với sự ra đời của Hiệp hội Kinh tế Văn hóa vào năm 1973. Tiếp đó, Tạp chí Kinh tế Văn hóa đã phát hành số đầu tiên vào năm 1977. Trong suốt quãng thời gian hơn 40 năm từ thời điểm đó cho đến nay, nhận thức về kinh tế học nghệ thuật ngày càng được chú ý và hoàn thiện, với các công trình nghiên cứu của các học giả từ nhiều chuyên ngành như kinh tế, quản lý, xã hội học, tâm lý học, nhân học2. Sự xuất hiện và tầm quan trọng của thị trường nghệ thuật cùng với các ngành công nghiệp giải trí và trải nghiệm khác được xem là hệ quả tất yếu của những thay đổi về bối cảnh, như: quá trình đô thị hóa, cách mạng công nghiệp và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự gia tăng thời gian rỗi - điều mà công chúng hiếm khi có được cho đến tận thời điểm cách đây hai, ba trăm năm. Tính chất lưỡng lai của hàng hóa nghệ thuật như một loại hàng hóa kinh tế - văn hóa, “giá trị” của hàng hóa nghệ thuật và “nghịch lý giá trị” Các công trình nghiên cứu về kinh tế học nghệ thuật được viết bởi các học giả vốn là các nhà kinh tế học văn hóa “chính thống” (những người áp dụng các công cụ lý thuyết của kinh tế học tân cổ điển) và các nhà kinh tế văn hóa “không chính _______________ 1. Công trình của Baumol và Bowen viết năm 1966 về: “Nghệ thuật biểu diễn - một nan đề kinh tế” lần đầu tiên đánh dấu các công cụ kinh tế học được áp dụng một cách hệ thống vào lĩnh vực nghệ thuật. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường nghệ thuật Thị trường nghệ thuật Việt Nam Ngành Công nghiệp văn hóa Dịch vụ nghệ thuật Kinh tế học nghệ thuật Hàng hóa nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khung pháp lý đối với các Không gian sáng tạo Việt Nam: Bản thảo để tham vấn
20 trang 23 0 0 -
Ảnh hưởng của hàn lưu tại Việt Nam: Nhìn từ góc độ liên ngành (phần 2)
27 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu ngành công nghiệp văn hóa thủ đô Hà Nội và định hướng xây dựng, phát triển hiện nay: Phần 1
135 trang 22 0 0 -
Nhận diện nhóm công chúng chi phối nghệ thuật Việt Nam hiện nay
7 trang 21 0 0 -
Vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững đất nước
12 trang 19 0 0 -
Giáo trình Các ngành công nghiệp văn hóa: Phần 2
71 trang 18 0 0 -
Những tác động từ hiệu ứng của chuyển đổi số tới sự phát triển của văn hóa
8 trang 17 0 0 -
Phát huy giá trị di sản văn hóa trong hệ thống các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam
7 trang 12 0 0 -
Tìm hiểu ngành công nghiệp văn hóa thủ đô Hà Nội và định hướng xây dựng, phát triển hiện nay: Phần 2
186 trang 5 0 0