Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, có thể tự tái tạo và phân chia nhiều lần.Trong những điều kiện sinh lý/thực nghiệm nhất định, tế bào gốc có thể cảm ứngbiệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào cơ tim, tế bào tuyếntụy, tế bào bào da, tế bào máu, tế bào thần kinh…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘIĐề tài: Công nghệ tế bào gốc với các vấn đề xã hộiĐề tài: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI1.Giới thiệu về công nghệ tế bào gốc1.1.Khái niệm • Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, có thể tự tái tạo và phân chia nhiều l ần. Trong những điều kiện sinh lý/thực nghiệm nhất định, tế bào gốc có thể cảm ứng biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào cơ tim, tế bào tuy ến tụy, tế bào bào da, tế bào máu, tế bào thần kinh… • Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc phân lập: Tế bào gốc phôi (Embryonic stem cells-ESCs): lấy trực tiếp từ phôi thai trong giai đoạn phôi bào tức là hợp tử sau 6-7 ngày đã thụ tinh. Tế bào mầm phôi (Embryonic germ cells): này được phân lập từ phôi 5-9 tuần tuổi hoặc từ thai nhi Tế bào gốc thai (Foetal stem cells): lấy từ tế bào gốc đa năng của mô bào thai bị hủy do phá thai hoặc từ máu cuống rốn sau khi sinh. Tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cells/Somatic stem cells): lấy từ các mô trưởng thành của người trưởng thành (máu ngoại vi, mô não, mô da, mô cơ…). • Công nghệ tế bào gốc: là ngành công nghệ nghiên cứu tế bào gốc và những ứng dụng của nó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người,tập trung vào tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu, nuôi cấy, nhân rộng các tế bào, tác động và biệt hoá chúng thành những dòng tế bào khác nhau, các Sản phẩm khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, chống lão hoá.1.2.Lịch sử phát triển Quá trình phát triển của nghiên cứu tế bào gốc trên thế giới: + 1945- Phát hiện ra tế bào gốc tạo máu. + Thập kỷ 1960 - Xác định được các tế bào carcinoma phôi chuột là một loại tế bàogốc. - Khám phá ra trong não trưởng thành có chứa các tế bào gốc có thể biệt hóa thanhcác tế bào thần kinh. + 1981 - Evans và Kaufman và Martin phân lập được tế bào gốc phôi từ khối tế bàobên trong của phôi túi (blastocyst) chuột. Trang 1Nguyễn Phương Nga 35k02.2Đề tài: Công nghệ tế bào gốc với các vấn đề xã hội + 1995-1996 – Tế bào gốc phôi linh trưởng có nhân lưỡng bội bình thường đượcphân lập từ khối tế bào bên trong của phôi túi và duy trì trên in vitro. + 1998 - Thomson và cộng sự ở đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) tạo ra dòng tế bàogốc phôi người đầu tiên từ khối tế bào bên trong của phôi túi. + 1999 – Khẳng định khả năng chuyển biệt hóa (transdifferentiation) hay tính mềmdẻo (plasticity) của tế bào gốc trưởng thành. + 2001 – Tìm ra một số phương pháp định hướng tế bào gốc biệt hóa trên in vitrotạo ra các mô có thể dùng cho ghép mô. + 2003 - Tạo được noãn bào từ tế bào gốc phôi chuột. Điều này gợi ý rằng tế bàogốc phôi có thể có tính toàn năng, bằng thực nghiệm có thể làm một tế bào “trẻ lại”. + 2005 - Phát triển kỹ thuật mới cho phép tách chiết tế bào gốc phôi mà không làm tổnthương phôi.Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc được tiến hành từ những năm90. Năm 1995, Bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành phố Hồ Chí Minh đã tiếnhành ca ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên để điều trị cho bệnh nhân bệnh máu. Từ đóđến nay , trên cả nước đã có nhiều cơ sở nghiên cứu và ứng dụng ghép tế bào gốc tạomáu cho điều trị bệnh máu như: Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Bệnh việnTrung ương Huế, bệnh viện Nhi Trung ương…và nhiều cơ sở khác đang tập trungnghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong y học.1.3.Các ứng dụng đặc trưng của công nghệ tế bào gốc • Ghép tế bào gốc trị liệu (stem cell therapy): dùng tế bào gốc để thay thế, sửa chữa các phần cơ thể bị bệnh và tổn thương bằng các tế bào mới khỏe mạnh. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật ghép tế bào trị liệu (cell transplantation therapy) hay kỹ thuật thay thế tế bào trị liệu (cell replacement therapy). Tế bào gốc trưởng thành đã được sử dụng trong điều trị các bệnh tự miễn, tai biến mạch máu não, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, nhiễm Estein- barr virus, tổn thương giác mạc, các bệnh máu và bệnh gan, tạo xương không hoàn chỉnh, tổn thương tủy sống, liền vết thương da, điều trị ung thư (kết hợp với hóa chất và tia xạ), u não, u nguyên bào võng mạc, ung thư buồng trứng, các khối u đặc, ung thư tinh hoàn, đa u tủy, lơ-xê-mi, ung thư vú, u nguyên bào thần kinh, u lympho Non-Hodgkin, carcinoma tế bào thận, tái tạo cơ tim sau cơn đau tim, đái đường type I, tổn thương xương và sụn, bệnh Parkinson… Tế bào gốc phôi người có thể được điều trị bệnh Parkinson, đái đường, chấn thương tủy sống, suy tim… • Công nghệ mô (tissue engineering): sử dụng tế bào gốc trưởng thành để phát triển thành mô ghép hoặc có thể dùng tế bào gốc phôi tạo ra trong kỹ thuật nhân bản phôi vô tính để sản xu ...