Danh mục

Đề tài “Du lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt Nam”

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu chúng ta là nhà điều hành Tour du lịch của một công ty lữ hành mà được một du khách hay một tổ chức yêu cầu phải xây dựng một Tour du lịch sinh thái thì ta phải làm gì ? Chúng ta cũng biết bởi khái niệm du lịch sinh thái còn khá mới mẻ đối với ngành du lịch Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài “Du lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt Nam” LUẬN VĂNĐề tài “Du lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt Nam”§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch PHẦN MỞ ĐẦU Nếu chúng ta là nhà điều hành Tour du lịch của một công ty lữ hành màđược một du khách hay một tổ chức yêu cầu phải xây dựng một Tour du lịchsinh thái thì ta phải làm gì ? Chúng ta cũng biết bởi khái niệm du lịch sinh thái còn khá mới mẻ đối vớingành du lịch Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Một hình thái dulịch, một đoạn thị trường còn mới mẻ như vậy tại sao các nhà kinh tế không đầutư vào đó? Muốn đầu tư vào du lịch sinh thái có hiệu quả có cơ sở lý luận cơ bảnvề du lịch sinh thái, nghiên cứu mô hình cơ cấu tổ chức quản lý du lịch sinh thái,nghiên cứu các đối tượng tác động và các yêu cầu nguyên tắc để phát triển dulịch sinh thái bền vững . Không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại mà cả trên lĩnh vực môitrường, xã hội, văn hoá du lịch sinh thái cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoàinhững lợi ích về kinh tế, thẩm mỹ, còn phải chú ý đến vần đề giáo dục môitrường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên cho trong sạch. Điều đó có lợi cho chínhchúng ta. Theo em nghĩ đây là những vấn đề giải đáp cho câu hỏi trên và cũngchính là lý do tại sao em lại chọn đề tài :“Du lịch sinh thái và thực tế phát triểnở Việt Nam”, với mong muốn được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cả về kinh tế,chính trị, xã hội và môi trường sinh thái. Với điều kiện có hạn, em xin được giớihạn nội dung đề tài: Chương I: Khái quát về du lịch sinh thái Chương II:Thực tế phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 2.1 Tiềm năng, thực trạng về du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn quốc gia 2.2 Tiềm năng, thực trạng của du lịch biển Chương III: Một số biện pháp tiếp tục phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 3.1 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 3.2 Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam Em xin cảm ơn ThS.Nguyễn Phi Lân, thầy cô trong khoa QTKD Du lịchvà Khách sạn Trường đại học KTQD Hà Nội đã giúp đỡ để bài viết của emđược thành công. 1§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch Em xin chân thành cảm ơn !§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI1.1. Du lịch sinh thái và đặc điểm chủ yếu Du lịch sinh thái đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn ngày một tăng,nguồn gốc của nó giống như một sự tiến hoá hơn là một cuộc cách mạng. Dulịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Những du khách lũ lượt kéo đến các vườn quốc gia Yellowstone vàYsoemite hàng thế kỷ trước dây là những nhà du lịch sinh thái đầu tiên. Nhữngkhách lữ hành đến Serengeti từ khoảng nửa thế kỷ trước, những nhà giã ngoạimạo hiểm Himalaya đã cắm trại trên Annapurna 25 năm sau, hàng ngàn ngườiđến chụp ảnh chim cánh cụt ở Nam cực, những nhóm người đến Belize hoặcnhững người đến ngủ trong những ngôi nhà dài của Borne cũng có thể được coilà những khách du lich sinh thái. Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi kịch tính và liên tục của lữ hành thiênnhiên. Châu phi là một ví dụ điển hình. Những cuộc đi săn năm 1909 củaThoedore Rooevelt để cho vào túi săn những chiếc đầu hoặc những cái sừng lớnnhất mà ông có thể tìm thấy là một điển hình đương đại. Vào những năm 70, dulịch đại chúng và du lịch không phân biệt, vẫn chủ yếu để tâm đến các con thúlớn, đã phá hoại các môi trường sống gây phiền nhiễu đến các động vật , và pháhuỷ thiên nhiên. Ngày nay , các hành vi này đang thay đổi .Ngày càng nhiềukhách thăm quan nhận thức được tác hại sinh thái họ có thể gây ra cho giá trịcủa tự nhiên , và cho những mối quan tâm của nhân dân địa phương. Các tour dulịch chuyên hoá - săn chim , cưỡi lạc đà ,bộ hành thiên nhiên có hướng dẫn vànhiều nữa - đang tăng lên. Cái dòng nhỏ nhưng đang lớn lên này chính là dulịch sinh thái .Và, một cách ngạc nhiên du lịch sinh thái dang làm cho cả nghànhcông nghiệp lữ hành trở nên nhạy cảm hơn với môi trường.1.2 Khái quát du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ , đang làmối quan tâm của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau .Có nhiều cách đặtvấn đề về du lịch sinh thái và sự tìm kiếm đi dến sự thống nhất bản chất , nhậnthức của loại hình du lịch sinh thái vẫn đang được tiếp tục trên nhiều diễn đànquốc tế và trong nước .§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô không lớn,nhưng có tác dụng hoà nhập môi trường tự nhiên với điểm du lịch, khu du lịchvà nền văn hoá đó. Chính loại hình du lịch này cũng là loại hình du lịch bềnvững mà hiện nay Tổ chức Du lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt độngdu lịch nhằm vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân ởvùng có du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng v.v.. đồng thời chú trọng tới việctôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triểnhoạt động của du lịch trong tương lai. Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ: - Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên. - Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên màhọ đang chiêm ngưỡng. - Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bảnđịa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiệntrong điểm du lịch, khu du lịch v.v... Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh thái vừađảm bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đốivới họ, đồng thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch.Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt độngdu lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạt động dulịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: