ĐỀ TÀI GIA ĐỊNH TAM GIA THI TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HÁN NÔM NAM BỘ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI " GIA ĐỊNH TAM GIA THI TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HÁN NÔM NAM BỘ " ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ QUANG TRƯỜNG GIA ĐỊNH TAM GIA THI TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HÁN NÔM NAM BỘ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62.22.34.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc giaTP. Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đoàn Ánh Loan 2. PGS.TS. Lê Giang Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. Trần Hữu Tá 2. PGS.TS. Lại Văn Hùng Phản biện 1: PGS.TS. Trần Hữu Tá Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Sĩ Hiệp Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thu Yến Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luấn án cấp cơ sở đào tạohọp tại: ………………………………………………………… Vào hồi……giờ…, ngày … tháng … năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Trường Đại học KHXH&NV-TP.HCM 2. Thư viện Tổng hợp TP.HCM 3. Thư viện ĐH Quốc gia TP.HCM DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Gia Định tam gia là danh xưng đương thời gọi ba nhà thơ nổi tiếng đấtGia Định: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định. Cả ba đều làhọc trò của Xử sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, nổi danh phong nhã, hay thơvà đều làm quan cao trong triều, đồng thời từng là những vị sứ thần đầu tiêncủa triều Nguyễn Gia Long. Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh còn là nhữngngười lập ra thi xã Bình Dương (theo Liệt truyện), hay Gia Định Sơn hội(theo lời của Trịnh Hoài Đức trong bài Tự tự (tự đề tựa) cho tập thơ Cấn Traithi tập), đã nối mạch và dẫn nguồn cho các thi xã ở Nam Bộ sau này như thixã Bạch Mai. Với tình hình công bố tư liệu và nghiên cứu về thơ Gia Định tam gia, xéttrong bối cảnh văn học Hán Nôm của Nam Bộ nói riêng cả nước nói chung,cho đến nay vẫn còn hạn chế và chưa tập trung: chưa công bố toàn diện tưliệu về tác phẩm thơ, chưa nghiên cứu các phương diện nội dung, nghệ thuậtcủa riêng Tam gia, do đó chưa thấy được vị trí của Tam gia trong văn học sử.Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi tập trung tìm hiểu về nội dung, nghệthuật thơ của các ông, đồng thời cũng là bước để công bố gần như trọn vẹnthơ Tam gia. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trước năm 1975, do nhiều lý do, thơ Gia Định tam gia chưa đượcchú ý khai thác giới thiệu. Có thể kể ra vài công trình tiêu biểu như: Năm 1903, Lê Quang Chiểu bắt đầu công bố 18 bài thơ Nôm liên hoànđược cho là của Trịnh Hoài Đức làm trong thời gian đi sứ trong công trìnhQuốc âm thi hiệp tuyển. Sau đó, trên báo Tân văn, số 8-1935, có giới thiệumột bài thơ Nôm Từ giã mẹ đi sứ của Trịnh Hoài Đức. Sách Võ TrườngToản, phụ Gia Định tam gia của Nam Xuân Thọ, Tân Việt xuất bản ở SàiGòn năm 1957 cũng có giới thiệu đôi nét về Gia Định tam gia và thơ. Tác giảHuỳnh Minh trong sách Gia Định xưa, cũng dành một phần giới thiệu về GiaĐịnh tam gia, Gia Định Sơn hội, đồng thời trích dẫn vài bài thơ Nôm củaTrịnh Hoài Đức. Năm 1963, giáo sư Huỳnh Lý (chủ biên) biên soạn côngtrình Hợp tuyển thơ văn Việt Nam nhằm mang lại cho người đọc cái nhìn toàncảnh văn học Việt Nam. Trong đó, tập 3, giới thiệu thơ một số bài thơ củaGia Định tam gia, được xem như một đại biểu trong dòng thơ chữ Hán ởNam Bộ. Nguyễn Văn Sâm trong Văn học Nam Hà giới thiệu được 13 bài thơchữ Hán trong Thoái thực truy biên và phiên âm 18 bài thơ Nôm của TrịnhHoài Đức, nhưng vẫn chưa thể giới thiệu thơ của Ngô Nhân Tĩnh và LêQuang Định. 2.2. Sau năm 1975, đã có thêm những công trình giới thiệu nghiên cứuvề thơ Gia Định tam gia chuyên biệt bên cạnh những công trình, bài viếtmang tính chất chung, tiêu biểu có: Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Khuê, Trần Khuê trong công trình SàiGòn – Gia Định qua thơ văn xưa, xuất bản năm 1987, giới thiệu 07 bài thơcủa Trịnh Hoài Đức ở phần Thơ văn chữ Hán, phần hai của tập sách. Công trình nghiên cứu Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, doGiáo sư Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên với sự tham gia của cácnhà nghiên cứu uy tín, xuất bản từ năm 1987-1990, tập II, có bài “Văn họcHán Nôm ở Gia Định” của Cao Tự Thanh, đã khái quát diện mạo văn họcHán Nôm trong tiến trình văn hóa ở Gia Định, đồng thời trích dẫn thơ củaTam gia Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định. Năm 1990,Những danh sĩ miền Nam của Hồ Sĩ Hiệp và Hoài Anh cũng dành nhiều trangviết về tác giả và điểm qua tác phẩm của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định vàNgô Nhân Tĩnh với những nhận xét xác đáng. Năm 1997, công trình Tổngtập văn học Việt Nam, tập 16, cũng có giới thiệu tiểu sử tác giả, tác phẩm củaTam gia. Số bài thơ của Tam gia trong Tổng tập này trích lại từ Hợp tuyểnthơ văn Việt Nam nói trên… Năm 2005, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Gia Địnhtam gia của tác giả Hoài Anh, xuất bản nhân dịp trùng tu và tôn tạo di tíchlịch sử văn hóa văn miếu Trấn Biên, Đồng Nai, cũng đóng góp đáng kể vàocông việc nghiên cứu thơ của ba nhà Trịnh, Ngô, Lê. Có thể nói, đây là côngtrình biên khảo về thơ Gia Định tam gia nhiều nhất từ trước đến nay. Năm2007, công trình Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX, những vấn đề lý luận vàlịch sử, có bài viết “Văn học Đàng Trong” của Cao Tự Thanh, thêm một lầnnữa đề cập đến Gia Định tam gia trong dòng chảy văn học Đàng Trong. Bàiviết đi sâu phân tích tình hình lịch sử, tình hình văn học Hán Nôm từ phươngdiện nội dung, đồng thời phác hoạ những nét nghệ thuật của văn học HánNôm Đàng Trong. 2.3. Những bài viết đăng trên các báo và tạp chí liên quan đến việcnghiên cứu tác giả tác phẩm Gia Định tam gia, tiêu biểu có: Trên báo Tân văn tuần báo năm 1935 có giới thiệu bài thơ Từ giã mẹ đisứ của Trịnh Hoài Đức, báo Đại Việt tập chí năm 1941 đã bắt đầu trích đănggiới thiệu thơ của Trịnh Hoài Đức. Nguyễn Triệu với bài “Công thần triều ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn học hán nôm luận văn chuyên ngành ngôn ngữ học khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu xã hội văn học thế giớiTài liệu cùng danh mục:
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 trang 1680 15 0 -
72 trang 1069 1 0
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 811 2 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng tám năm 1945
61 trang 563 0 0 -
19 trang 463 1 0
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
144 trang 374 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 371 0 0 -
17 trang 344 1 0
-
27 trang 340 2 0
-
19 trang 328 3 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0