Danh mục

Đề tài: Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 917.18 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kể từ khi bước sang thế kỷ mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới để phù hợp với kỷ nguyên của tin học và xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới là “ điện tử hoá nền kinh tế”, lấy việc ứng dụng thương mại điện tử làm nòng cốt, xu hướng ấy thể hiện ở việc hình thành các ngân hàng điện tử (Virtual Banking, Internet Banking, E-Banking, Online Banking,..) và được coi là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngân hàng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LUẬN VĂN Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội 1 Lời mở đầu Kể từ khi bước sang thế kỷ mới, nghành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới để phù hợp với kỷ nguyên của tin học và xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới là “ điện tử hoá nền kinh tế”, lấy việc ứng dụng thương mại điện tử làm nòng cốt, xu hướng ấy thể hiện ở việc hình thành các ngân hàng điện tử (Virtual Banking, Internet Banking, E-Banking, Online Banking,..) và được coi là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là những mô hình ngân hàng hiện đại có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình ngân hàng thương mại truyền thống, đối với Việt Nam, việc ứng dụng thương mại điện tử còn rất nhiều hạn chế, ngân hàng điện tử đang trong thời kỳ hình thành, còn chưa thông dụng đối với mọi thành phần trong xã hội, tuy nhiên, việc hình thành ngân hàng điện tử ở Việt Nam hiện nay là cần thiết và khách quan, nó đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và của bản thân các NHTM trong thời kỳ mới. Nắm được sự cần thiết đó, ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một mô hình ngân hàng mới “ Ngân hàng điện tử”. Tuy nhiên việc tiến hành đang còn gặp rất nhiều khó khăn như : Không nắm rõ ngân hàng điện tử hoạt động ra sao; các bước hình thành, nên áp dụng các nghiệp vụ gì ban đầu, do vậy, qua quá trình thực tập tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội, nhận thức được những khó khăn này, tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội” . Kết cấu của chuyên đề : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, chuyên đề gồm 3 chương : Chương I : Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử. Chương II : Thực trạng quá trình điện tử hoá tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. 2 Chương I : Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử I -Khái niệm về ngân hàng thương mại. 1-Khái niệm . Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với lịch sử và phát triển của nền sản xuất hàng hoá, như vậy, ngân hàng thương mại là một sản phẩm đặc biệt của nền kinh tế hàng hoá, đồng thời là một trong những nghành công nghiệp lâu đời nhất. Xem xét quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại, từ các hoạt động ban đầu là đổi tiền; nhận tiền gửi; cho vay và chi trả hộ, cũng như phát triển theo quy mô và nghiệp vụ như nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt là phát hành các tín phiếu chứng nhận về tiền gửi được dùng để thanh toán chi trả gần giống như giấy bạc ngân hành hiện nay, nhìn chung ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng và nhiệm vụ, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế, nhưng ở đây đặt ra vấn đề là những yếu tố trên luôn luôn thay đổi , thực tế rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và các công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng, và ngược lại, ngân hàng cũng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh(các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác, do vậy cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng đang cung cấp: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và 3 thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ngược lại, một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu, ở nước ta theo luật các tổ chức tín dụng (1/10/1998) : “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Hay luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt Nam ghi : “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.” 2- Các chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1-Trung gian tài chính Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: một là : Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; hai là : Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền tiết kiệm. Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng, điều tất yếu là tiền sẽ ở nhóm thứ hai chuyển sang cho nhóm thư nhất nếu cả hai cùng có lợi, như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó lại là quan hệ tín dụng, hoặc không thì chỉ là quan hệ cấp phát vốn hoặc là hùn vốn. Việc quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp với thời gian, không gian, quy mô làm cản trở các quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính, do việ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: