Danh mục

Đề tài: Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 609.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài: Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay có nội dung trình bày một số vấn đề cơ bản như: Nêu ra khái niệm y đức và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Đồng thời đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp. Cùng tham khảo để nắm bắt thông tin chi tiết và mở rộng hiểu biết.

 


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay Nguyễn Thị Hằng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 08 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Diện Năm bảo vệ: 2013 97 tr . Abstract. Nêu ra khái niệm y đức và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức. Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp: Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục; Giáo dục tư tưởng y đức Hồ Chí Minh; Giải pháp học tập quán triệt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Tăng cường giáo dục y đức đồng thời phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện y đức của sinh viên Đại học Y Hà Nội; Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế cần đổi mới chính sách đối với cán bộ y tế, sinh viên trường y; Vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Keywords.Giáo dục y đức; Sinh viên; Trường Đại học Y Hà Nội; Đạo đức học Content. 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội. Đạo đức có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Trong các chức năng của đạo đức, thì chức năng giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị trí hết sức quan trọng. Thông qua chức năng đó, giúp con người tự giác điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Đạo đức ngành Y là một bộ phận của hệ thống đạo đức xã hội, nó không chỉ có vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của dịch vụ y tế, mà còn góp phần tạo nên kiến trúc thượng tầng xã hội. Giáo dục, rèn luyện y đức là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng và thường xuyên được đề cập trong mọi hoạt động của ngành y, dược. Y đức chính là đạo đức của người hành nghề y, dược - những người trực tiếp hay gián tiếp tác động đến sự khang kiện của giống nòi. Đối với sinh viên ngành y, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải sáng về y đức. Song, sáng về y đức không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi y, bác sĩ tương lai, mà phải qua quá trình rèn luyện và tự đào tạo. Thực tiễn hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện. Bên cạnh những thành tựu to lớn ấy, Đảng ta cũng chỉ ra thách thức mới liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống đó là: “…tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng” [VKĐH 10]. Có thể nói, sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống. Nghề y là một nghề đặc biệt, liên quan trực tiếp đến đời sống con người. Thực tiễn cho thấy, mỗi sai lầm dù rất nhỏ của thầy thuốc cũng có thể gây tác hại lớn cho con người… Do đó, xã hội luôn yêu cầu, đòi hỏi người làm nghề y, bên cạnh trình độ chuyên môn vững vàng, còn phải có lương tâm trong sáng. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên y khoa ngay từ khi mới vào trường càng trở nên cấp bách. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề y đức và đạo đức của người thầy thuốc, không phải là vấn đề mới. Từ thời xa xưa đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau. Trong số các công trình nghiên cứu nói trên, tác giả chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, một số công trình nghiên cứu về đạo đức, nhóm thứ hai, những bài viết liên quan đến y đức,… Nhóm thứ nhất: một số công trình nghiên cứu về đạo đức Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của Thành Duy (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia (CTQG), Hà Nội, 1996; Luận cương đạo đức học của Hoàng Ngọc Hiếu, Trường lý luận nghiệp vụ, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1976; Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay của PGS, TS Nguyễn Thế Kiệt, tạp chí Triết học, số 6, 1996; Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Sỹ Thắng, tạp chí Triết học, số 5, 2002; Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị của Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, NXB Giáo dục, 4/1995; Nhóm thứ hai, những bài viết liên quan đến y đức và y tế Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (NXB Y học, Hà Nội, 1996), tác giả Đỗ Nguyên Phương nói về vấn đề y đức, y đạo và đòi hỏi cấp bách phải nâng cao y đức của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay. Y đức và đức sinh học - nguồn gốc và sự phát triể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: