Mời các bạn cùng tham khảo "Đề tài: Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò lai Sind, Brahman và Droughtmaster nuôi vỗ béo tại Tp. Hồ Chí Minh" dưới đây để có thêm những kiến thức về đánh giá khả năng tăng trọng và cho thịt khi vỗ béo của đàn bò lai Sind, Brahman và DroughtMaster thuần sinh ra tại TP. Hồ Chí Minh; sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế khi vỗ béo bò thịt bằng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò lai Sind, Brahman và Droughtmaster nuôi vỗ béo tại Tp. Hồ Chí Minh
NGUYỄN QUỐC ĐẠT – Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò Laisind ...
KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ CHO THỊT CỦA BÒ LAI SIND, BRAHMAN VÀ
DROUGHTMASTER NUÔI VỖ BÉO TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Quốc Đạt1*- Nguyễn Thanh Bình1 và Đinh Văn Tuyền2
1
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi - Q.Gò vấp - Tp. Hồ Chí Minh
2
Viện Chăn nuôi - Thụy Phượng - Từ Liêm - Hà Nội
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Quốc Đạt 1 Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi
Nguyễn Văn Nghi - Q.Gò vấp - Tp. Hồ Chí Minh
Tel: (08) 38 895.804/ 0913.704 095; Fax: (08) 38.958.864; E mail: ttnc2000@hcm.vnn.vn
ABSTRACT
Performance of pure Brahman, Droughtmaster and Lasind crossbred calves (Red Sindhy x Yellow)
under feedlot condition at Ho Chi Minh
A 90 days length experiment was conducted to investigate feedlot performance of 15 male calves of Brahman,
Drought Master and LaiSind breeds (5 calves each). The calves were 18-21 months old and 293-341 kg live
weight at the comencemence of the experiment. Results show that Drought Master calves had the highest ADG
of 1.55 kg/day and the Lasind calves the lowest (0.95 kg/day). However, ADG and feed conversion rate (FCR)
measured every two weeks show that compensatory growth was occurred with ADG decreased (from 1,4-
2,0kg/d for the first records to 0,7-1,1 kg/d for the last measurements) and FCR subsequently increased (from
4,6-5,7 to 7,5-8,6 kg DM/kg LW) as the feedlot progressed. Slaughter parameters indicated that Drought Master
calves had a significantly higher carcass and lean meat percentages (58,1 and 45,5% respectively) as compared
with those of Brahman (54,8 and 42,3%) and LaiSind calves (53,2 and 40,4%). Calculation of economical
efficiency suggested that the present feedlot program could be profitable for Brahman and Drought Master calves
but a shorter feeding period should be applied to Laisind cattle. It could be therefore concluded that Drought
Master calves had the highest feedlot performance among the three breeds and that Lasind calves should not be
put into feedlot longer than 60 days for profitability.
Key words: feedlot, male calves, liveweight gain, feed conversion rate,carcass
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với tăng trưởng về mặt kinh tế, mức sống người dân nước ta ngày càng cao, nhu cầu về
thịt nói chung và thịt bò nói riêng ngày càng tăng mạnh. Người tiêu dùng hiện nay còn quan
tâm tới chất lượng thịt.Bình quân thịt bò/người/năm của nước ta là 1,9 kg (năm 2006), tỷ lệ
thịt bò/tổng lượng thịt hơi tiêu thụ là 5,19% (tương đương 0,85 kg thịt xẻ/người/năm), thế giới
là 9 kg/người/năm.Các nước phát triển tỷ lệ thịt bò chiếm 25 – 30% tổng lượng thịt tiêu thụ
bình quân đâu người. Vì vậy, nâng cao năng suất và chất lượng bò thịt, là việc làm cần thiết
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Công tác lai tạo giống bò thịt để nâng cao khả năng sản xuất hịt và chất lượng thịt thích nghi
với điều kiện nhiệt đới đã được tiến hành ở nước ta. Từ những năm 1960, chúng ta đã có
chương trình cải tiến để nâng cao năng suất của đàn bò địa phương bằng các giống bò Zebu
như: Red Sindi, Sahiwal và Brahman. Những năm 1970, ngoài các giống bò thịt nhiệt đới thì
một số giống bò thịt ôn đới như: Limousine, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis … đã
được đưa vào nghiên cứu các công thức lai để nâng cao khả năng sản xuất và chất lượng
thịt.Năm 2006 đàn bò nước ta 6,51 triệu con, tốc độ tăng đàn 17%. Đàn bò thịt chủ yếu là
giống bò địa phương; bò lai Zê bu, bò Red Sindhy, Shahiwal, Brahman, DraughtMaster thuần
chỉ chiếm 32% tổng đàn bò (Cục Chăn nuôi, 2007Cho đến nay tỷ lệ đàn bò lai chỉ chiếm
khoảng 32% tổng đàn bò.Chúng ta cũng đã nhập và nhân thuần một số giống bò thịt như:
1
ViÖn Ch¨n nu«i - T¹p chÝ Khoa häc C«ng nghÖ Ch¨n nu«i - Sè 15-Th¸ng 12-2008
Brahman, Droughtmaster.Trong chăn nuôi bò thịt ngoài công tác giống, chăm sóc nuôi dưỡng,
vỗ béo là một khâu quan trọng để tăng năng suất và chất lượng thịt. Với mục đích đánh giá
khả năng tăng trọng và cho thịt khi vỗ béo của đàn bò thuần Brahman và Droughtmaster nuôi
tại TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian
Địa điểm thực hiện: Đội 8 Công ty TNHH một thành viên Bò sữa TP.Hồ Chí Minh - Xã An
Phú, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 03/2008 đến tháng 06/2008
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá khả năng tăng trọng và cho thịt khi vỗ béo của đàn bò Lai Sind, Brahman và
DroughtMaster thuần sinh ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế khi vỗ béo bò thịt bằng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
Gia súc thí nghiệm
15 bê đực thuộc 03 giống: Lai Sind, Brahman thuần và DroughtMaster thế hệ 1 sinh ra tại
Công ty TNHH một thành viên Bò sữa TP. Hồ Chí Minh, mỗi giống 05 con ở độ tuổi 18 – 21
tháng.
Gia súc thí nghiệm có trạng thái sinh lý, sinh trưởng, phát triển bình thường và có khối lượng
ở cùng nhóm giống chênh lệch không quá 30 kg. Khối lượng bò khác nhau giữa các nhóm
giống lúc bắt đầu thí nghiệm không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Thức ăn và khẩu phần
Bảng 1: Thành phần hóa học các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%VCK)
Loại DM Pr-thô Mỡ Xơ thô NDF ADF Khoáng NLTĐ
Cỏ voi 50 ngày 16,20 9,80 1,14 31,55 69,14 43,76 7,31 344
TĂ thừa 18,91 9,45 - 29,38 - - 8,19 ...