Danh mục

Đề tài MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CHẾ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.70 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trước hết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn mới – giai đoạn phát triển dân chủ và hội nhập kinh tế quốc tế. Khi nói đến pháp luật ở Việt Nam, chúng ta thường có quan niệm: pháp luật nước ta chưa đi vào thực tiễn, chưa phản ánh hết các quan hệ kinh tế – xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài " MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CHẾ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM"Đề tài MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CHẾXÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀNƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CHẾ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTTRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAMXây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trước hết phải hoànthiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn mới – giai đoạn pháttriển dân chủ và hội nhập kinh tế quốc tế.Khi nói đến pháp luật ở Việt Nam, chúng ta thường có quan niệm: pháp luật nước ta chưađi vào thực tiễn, chưa phản ánh hết các quan hệ kinh tế – xã hội. Hay nói cách khác, cácquy phạm pháp luật chưa điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội mà người dân mongmuốn. Chúng ta đang chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, nhưng các yếu tố của kinh tếthị trường lại chưa được các quy định của pháp luật điều chỉnh (hoặc nếu có thì rất chậmnhư trong lĩnh vực đầu tư, đổi mới doanh nghiệp, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, tổ chức bộmáy…). Điều này cũng dễ hiểu vì các lý do sau đây:- Chưa có một tư duy mới về xây dựng pháp luật hiện đại, đặc biệt là định hướng tưtưởng chính sách cho việc xây dựng pháp luật;- Quá trình xây dựng các văn bản còn cục bộ, bản vị, kéo lợi thế về bộ ngành( là cơ quanchủ trì), đẩy khó khăn cho các bộ, nghành khác;- Việc phối kết hợp trong xây dựng pháp luật giữa các chủ thể tham gia xây dựng phápluật chưa tốt, đặc biệt là việc tham gia ý kiến của các chủ thể chịu sự tác động trực tiếpcủa các văn bản;- Thiếu thông tin khoa học trong xây dựng pháp luật;- Trình độ xây dựng (kỹ thuật xây dựng pháp luật) của cán bộ, công chức thấp;- Kinh phí cho việc xây dựng pháp luật không đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật;- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật chưa tốt v.v…Có thể liệt kê ra nhiều lý do, nhưng nói theo khía cạnh xây dựng pháp luật, chúng ta chưacó một cơ chế xây dựng và hoàn thiện pháp luật một cách khoa học nhằm bảo đảm tínhkhả thi của pháp luật.Qua nghiên cứu và thực tiễn xây dựng pháp luật, chúng tôi cho rằng, có một số yếu tố tácđộng trực tiếp đến cơ chế xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, cụ thể là ảnh hưởng đếncác bước, các giai đoạn của quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm phápluật (từ khâu định hướng tư tưởng chính sách đến xây dựng và đưa pháp luật vào đờisống).1. Về định hướng xây dựng pháp luậtMỗi một văn bản quy phạm pháp luật khi được chủ thể có thẩm quyền ban hành cầnhướng tới một mục đích nhất định (đạo luật ra đời nhằm mục đích gì, giải quyết các vấnđề gì trong thực tiễn?…). Như vậy, cần phải có một bộ phận hoạch định chính sách (cầncó tư duy chiến lược). Về vấn đề này, chủ thể thực hiện không ai khác là các chính khách,các chiến lược gia (ở Chính phủ là các thành viên Chính phủ). “Không có Chính phủ nàothụ động ngồi chờ các quy luật mà phải tác động vào quy luật để định hướng có lợi chohoạt động của Chính phủ mình”.[1] Ở nước ta, nhiều chủ thể xây dựng pháp luật, nhưngcần xác định chủ thể nào là chính trong định hướng xây dựng pháp luật. Theo chúng tôi,hiện nay, trên 90% các dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội, các văn bản dưới luậtcũng chủ yếu do Chính phủ ban hành, do đó, định hướng này nên giao cho Chính phủ.Chính phủ cần có tư duy chiến lược trong xây dựng pháp luật và có đầy đủ cơ chế phốihợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội trong việc định hướng xây dựng pháp luật.2. Về lập chương trình xây dựng pháp luậtTrong điều kiện hiện nay, cần có chương trình xây dựng pháp luật theo từng thời gian(dài hạn, ngắn hạn và hàng quý, tháng). Chương trình này chỉ được lập theo từng cấpthẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, các chủ thể sáng kiến pháp luật khác). Trong đó,chương trình của Chính phủ do các Bộ, ngành (hoạch định chính sách) đề xuất. Khi đềxuất, phải chú ý đến tính khả thi, dự báo đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và dự báo tácđộng của các chế định khi được ban hành. Chương trình phản ánh định hướng xây dựngpháp luật, do đó cần phải thực hiện nghiêm túc tiến độ và chất lượng. Cần kiên quyết đưara khỏi Chương trình những dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng (bao gồm cả tínhkhả thi của dự án, dự thảo). Qua thực tiễn cho thấy, Chương trình xây dựng văn bản quyphạm pháp luật là khâu tiên quyết cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Nếukhông có Chương trình thật sự khoa học thì việc định hướng xây dựng các văn bản quyphạm pháp luật bởi các chủ thể khác nhau sẽ bị chệch hướng và không bảo đảm tính khảthi.3. Về quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luậtHiện nay chúng ta đã có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (cả ở Trung ương vàđịa phương). Tuy nhiên, tính khả thi và chất lượng của dự án, dự thảo phụ thuộc nhiềuvào quy trình ban hành, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Theo các quy định phápluật hiện hành, quy trình ban hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là 23bước. Mỗi bước lại có những quy định cụ thể rất phức tạp không cần thiết (Chẳng hạn,theo quy định hiện hành cần phải thẩm định, thẩm tra của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chínhphủ hoặc quy định Ban soạn thảo bao gồm các nhà quản lý của các Bộ, ngành. Trong quátrình soạn thảo, các thành viên của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngànhđược mời là thành viên Ban soạn thảo. Vậy có cần thiết phải thực hiện thủ tục thẩm định,thẩm tra, xin ý kiến của các Bộ, ngành này v.v…)Quy trình xây dựng là cần thiết, nên tập trung vào những khâu, giai đoạn quan trọng,không nên quá câu nệ vào hình thức mà bỏ khâu nội dung. Theo chúng tôi, để có hiệuquả, quy trình cần tập trung:- Thành lập Ban soạn thảo (bao gồm các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa họccủa các cơ quan, tổ chức có liên quan); thành lập Tổ biên tập gồm các chuyên gia giỏi ởcác Bộ, ngành , trường đại học, viện nghiên cứu có liên quan đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: