Danh mục

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số chủng VSV hữu ích để xử lý chất lót chuồng nuôi gia cầm làm giảm ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi

Số trang: 29      Loại file: doc      Dung lượng: 446.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sinh enzym của các chủng vi sinh vật tuyển chọn, nghiên cứu hoạt tính đối kháng của chủng vi khuẩn Lactobacillus, nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm,... là những nội dung chính trong đề tài "Nghiên cứu ứng dụng một số chủng VSV hữu ích để xử lý chất lót chuồng nuôi gia cầm làm giảm ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số chủng VSV hữu ích để xử lý chất lót chuồng nuôi gia cầm làm giảm ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐỀ CƯƠNG   Tên đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số chủng VSV hữu ích để xử lý chất   lót chuồng nuôi gia cầm làm giảm ô nhiễm môi trường từ  các trại chăn   nuôi”             Học viên: Hoàng Thị Dung Lớp: Sinh học K15 Luận văn cao học ngành: Vi sinh vật Mã số: 60 42 40       Người hướng dẫn: PGS.TS. Tăng Thị Chính Hà Nội, 2013 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế  ở nước ta, vấn đề  ô  nhiễm môi trường trở thành vấn đề  cấp thiết hiện nay. Một trong những nguồn  chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ  chăn nuôi. Ngành chăn nuôi  ở  nước ta   những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng về cả chất lượng và quy  mô. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải trong chăn nuôi còn  nhiều bất cập. Do chỉ  tập trung đầu tư  nâng cao năng suất và chất lượng vật  nuôi, phần lớn các trang trại chưa chú trọng đến công tác kiểm soát, quản lý   chất thải nên làm phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và  ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Một số  trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn chất thải chăn nuôi, bên cạnh   đó một số  trang trại chưa quan tâm đến việc xử  lý nguồn chât thải và đặc biệt  trong chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình việc xử lý chất thải hầu như còn bị  thả nổi.   Một trong những nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan  trọng của việc xử lý nguồn chất thải; kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất thải   còn thấp; luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ  và khó áp dụng; chăn nuôi nhỏ  lẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn  gặp nhiều khó khăn;…  Đây là một trong các  nguyên nhân gây  ô nhiễm môi  trường và lây truyền các dịch bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng. Hiện nay, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang có chiều  hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Qua khảo   sát thực tế  tại các trang trại chăn nuôi gia cầm  ở  huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh  Phúc cho thấy, mùi hôi thối trong chuồng trại chăn nuôi và khu vực xung quanh   gây khó chịu cho sinh hoạt của người dân thường ngày, nguyên nhân chủ yếu là  do các khí NH3, H2S phát sinh trong quá trình chăn nuôi, kéo theo đó là lượng ruồi   nhặng cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Một thực tế nữa là chất thải chăn nuôi là   3 nguồn   vi   sinh   vật   gây   bệnh   cho   người   và   vật   nuôi   như:  E.coli,   Coliform,  Salmonella, Nấm mốc … nhưng chưa được quan tâm xử lý. Đây là nguyên nhân  gây ra các bệnh dịch cho người và vật nuôi khi đổ thải vào môi trường [8]. Vấn   đề  đặt ra  ở  đây là chúng ta phải tìm ra giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi  trường do chăn nuôi gia cầm gây ra mà không  ảnh hưởng đến vật nuôi, không  làm xáo trộn gà đang đẻ. Phương pháp phải đơn giản, dễ  áp dụng cho bà con  nông dân và chi phí rẻ hơn so với các phương pháp mà các hộ chăn nuôi đang áp   dụng. Đứng trước những yêu cầu   trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài:  “Nghiên cứu ứng dụng một số chủng VSV hữu ích để xử lý chất lót chuồng nuôi   gia cầm làm giảm ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi”   2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ­ Tuyển chọn được bộ chủng vi sinh vật thuộc nhóm an toàn, sinh trưởng  mạnh,  cạnh tranh  được  với  VSV  trong  chất  thải,  chuyển  hóa  nhanh  các  hợp  chất hữu  cơ  và  ức chế hiệu quả các vi khuẩn  gây bệnh,  gây thối, làm  giảm ô  nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi gia cầm. ­ Tạo  được  chế  phẩm  VSV  để  xử  lý chất  thải  chăn  nuôi gia cầm  thành  phân hữu cơ góp  phần phát  triển  nông nghiệp an toàn và bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài ­ Tuyển chọn một số  chủng vi sinh vật có khả  năng phân giải các hợp  chất hữu cơ và sinh chất ức chế một số vi sinh vật gây bệnh từ bộ chủng vi sinh   vật của phòng Vi sinh vật môi trường – Viện Công nghệ môi trường. ­ Nghiên cứu một số yếu tố  ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sinh   enzym của các chủng vi sinh vật tuyển chọn. ­ Nghiên cứu hoạt tính đối kháng của chủng vi khuẩn Lactobacillus. ­ Nghiên cứu sản xuất chế  phẩm vi sinh vật xử  lý chất thải trong chăn   nuôi gia cầm. ­  Đánh giá tác dụng chế phẩm vi sinh vật trong xử lý chất thải chăn nuôi  gia cầm tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. 4 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hiện trạng chăn nuôi gà ở Thế giới và Việt Nam 1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi gà trên thế giới [16] Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn   của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực   và các loại thực phẩm nuôi sống cả  nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi  không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số  của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên   trái đất.  Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới ­ FAO năm 2009   số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2   triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu   con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1   triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con...  Tốc độ  tăng về  số  lượng vật nuôi của thế  giới trong thời gian vừa qua   thường chỉ  đạt trên dưới 1% năm. Về  chăn nuôi gà số  một là Trung Quốc với   4702,2 triệu con, thứ  hai ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: