Đề tài: NHẬN THỨC LUẬN CỦA NGÔ THÌ NHẬM BƯỚC TIẾN CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " NHẬN THỨC LUẬN CỦA NGÔ THÌ NHẬM BƯỚC TIẾN CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII " Nghiên cứu triết học Đề tài: NHẬN THỨC LUẬN CỦANGÔ THÌ NHẬM BƯỚC TIẾN CỦATƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII NHẬN THỨC LUẬN CỦA NGÔ THÌ NHẬM BƯỚC TIẾN CỦA TƯTƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII TRẦN NGỌC ÁNH (*)Sống trong thời đại có những biến đổi xã hội sâu sắc, cũng giống nh ư nhiềuNho sĩ Việt Nam đương thời, Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) đã quan tâm và suynghĩ đến một số vấn đề triết học, lấy đó làm nền tảng cho những tư tưởngchính trị, nhân sinh và phương châm xử thế của mình. Trong bài viết này,thông qua vấn đề “lý”, tác giả muốn nêu lên những nhận thức mới mẻ của NgôThì Nhậm so với Tống Nho. Mặc dù chỉ là người kế thừa Tống Nho nhưng NgôThì Nhậm đã có những đóng góp riêng về mặt nhận thức luận, như cho rằngnhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào bản chất sự vật,hiện tượng; sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong vàcái bên ngoài khi nhận thức; về tính tương đối của nhận thức… Những đónggóp này đã tạo ra một bước tiến của lịch sử tư tưởng triết học dân tộc thế kỷXVIII.Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) là một nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thếkỷ XVIII. Thời đại của Ngô Th ì Nhậm là thời đại biến loạn lịch sử dữ dội;danh giáo, cương thường bị đảo lộn và khủng hoảng tư tưởng sâu sắc. Đó làthời đại đã khiến con người, đặc biệt là tầng lớp sĩ phu, phải lật đi lật lại nhiềuquan niệm truyền thống để không những hiểu cho đúng, cho phải đạo, mà quantrọng hơn, để có cơ sở cho hành động, cho sự lựa chọn một hướng đi, mộtphương châm xử thế. Ngô Thì Nhậm là một trong những học giả đương thời cóý thức xây dựng cho mình một phương pháp luận phù hợp với thực tế lịch sử.Rải rác trong các trước tác của Ngô Thì Nhậm, có thể thấy, ông đã quan tâm vàsuy nghĩ đến một số vấn đề triết học, lấy đó làm nền tảng cho những tư tưởngchính trị, quan niệm về nhân sinh và phương châm xử thế của mình. Một trongnhững vấn đề triết học mà Ngô Thì Nhậm tập trung suy nghĩ là phạm trù Lý.Trong lý học Tống Nho, mặc dù tồn tại hai cách lý giải về Lý theo hướng duytâm và duy vật, nhưng quan niệm mang tính duy tâm khách quan là chủ đạo vàphổ biến. Chu Hy cho rằng: “Vạn vật hữu nhất thái cực”, nghĩa l à vạn vật đềudo thái cực sinh ra. Đó là cái “lý nhất” của vũ trụ. Nhưng thái cực lại thể hiệntrong mỗi sự vật, hiện tượng cụ thể, nên mỗi vật đều có “lý” của nó. Trong t ưtưởng truyền thống, “lý” đ ược hiểu là đạo lý, có nghĩa là con đường đúng đắnmà suy nghĩ và hành động của con người phải khuôn theo. Mặt khác, “lý” cònđược coi như quy luật của sự vật, của thế giới, nhưng được lý giải trên cơ sởduy tâm khách quan: “lý” có nguồn gốc từ thái cực và “có cái lý ấy thì mới cósự vật ấy”. Các nhà Nho Việt Nam cùng thời với Ngô Thì Nhậm không bànnhiều về “lý”. Bùi Dương Lịch chỉ quan tâm đến thiên chí, địa chí và hình thểnúi sông. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thì đi sâu vào khái niệm “khí”nhằm làm rõ cơ sở triết học cho lý luận nghề thuốc mà ông suốt đời theo đuổi.Còn Lê Quý Đôn, người bàn nhiều nhất về “Lý Khí” trong các học giả đươngthời, nhưng trong Vân đài loại ngữ, ông cũng không chú tâm bàn sâu về “lý”,mà chỉ đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa “lý” và “khí” trong các sự vật.Ngô Thì Nhậm đã kế thừa và phát huy quan niệm về “lý” của Tống Nho theotinh thần duy vật và thực tiễn. Là một nhà chính trị ham hoạt động, Ngô ThìNhậm cũng đề cập đến “lý” với tư cách đạo lý, nhưng chủ yếu ông quan tâmnhiều đến “lý” với tư cách quy luật, nhằm soi sáng thời thế và làm cơ sở lýluận cho phương châm hành động và thái độ ứng xử của mình trước những sựbiến xã hội quá phức tạp và mau lẹ. Trước hết, chịu ảnh hưởng của quan điểmlý học Tống Nho, Ngô Thì Nhậm cũng cho rằng, “lý” có nguồn gốc từ tháicực, “lý” bao trùm toàn bộ thế giới, chi phối sự vận động, biến hoá của trời đấtvà vạn vật. Ông khẳng định: “Sách truyện nghĩa của họ Trình nói: “buông rathì ngập cả sáu cõi, cuốn lại thì lui về nơi kín đáo”. Sáu cõi và nơi kín đáocũng chỉ là một “lý” mà thôi. Con người và trời đất cũng cùng chung một thenmáy”(1). Như vậy, theo Ngô Thì Nhậm, “lý” có tính phổ biến trong toàn vũtrụ. Ông cũng thừa nhận, mọi vật đều có “lý” của mình khi cho rằng, “suy rộngra, tất cả các sự vật không cái gì là không có đạo lý”. Song, qua các trước tácđể lại, khi bàn về “lý”, không thấy Ngô Thì Nhậm nhắc đến tư tưởng “có cái lýấy thì mới có sự vật ấy” của Chu Hy. Phải chăng, Ngô Thì Nhậm, một ngườicó thiên hướng và ham hoạt động thực tiễn, không quan tâm nhiều đến “lý”một cách trừu tượng, tư biện? Đối với Tống Nho, “lý” là cái có trước “khí”(duy tâm khách quan) và ít nhiều mang tính huyền diệu, thần bí. Còn Ngô ThìNhậm, dù chỉ là người kế thừa, chứ không phải là người đề xuất nguyên lý,nhưng không phải vì thế mà ông không có những đóng góp riêng về mặt nhậnthức luận. Với Ngô Thì Nhậm, “lý” không còn mang tính chung chung, trừutượng, mà thường được giải thích cụ thể, có tính khách quan, phản ánh kết quảcủa sự quan sát thế giới, sự suy tư, chiêm nghiệm của riêng ông. Tư tưởng nàyđặc biệt thể hiện rõ trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Ngô ThìNhậm khẳng định: “lý” - đó là “cái gì cần phải có ở trong vật”, “là việc phảilàm như thế mới hợp”. “Lý” là cái vốn có của sự vật và việc làm của con ngườiphải noi theo “lý” thì mới thành công.“Lý” là cái có thể nắm bắt được và do vậy, “lý” là cụ thể, là cái mà con ngườicó thể nhận thức được. Rõ ràng, ở đây, “lý” được quan niệm như là quy luậtcủa sự vật mà con người có thể nhận thức để l àm cơ sở cho hành động. TrongKhông thanh (Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh), khi trả lời câu hỏi “Nhà Nhonói Lý. Vậy thế nào là Lý?”, Ngô Thì Nhậm đã giải đáp: “Lý như cái thớ, cáiđốt của cây”. Tư tưởng này của Ngô Thì Nhậm được hiểu: “Bản tính của Lý làcó ngang, chếch, có cong, thẳng như cái thớ của cây… Hoa Ưu đàm nở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tư tưởng triết học triết học việt nam nghiên cứu triết học tư tưởng hồ chí minh chủ nghĩa mac lenin luận văn triết họcTài liệu cùng danh mục:
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 trang 1680 15 0 -
72 trang 1069 1 0
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 811 2 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng tám năm 1945
61 trang 563 0 0 -
19 trang 463 1 0
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
144 trang 374 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
17 trang 344 1 0
-
27 trang 340 2 0
-
19 trang 328 3 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0