Danh mục

Đề tài: Tìm hiểu về hiện tượng phú dưỡng trong các hồ ở thủ đô Hà Nội và các giải pháp chính để kiểm soát hiện tượng này - GVHD TS. Văn Diệu Anh

Số trang: 36      Loại file: doc      Dung lượng: 2.41 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 43,000 VND Tải xuống file đầy đủ (36 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Đề tài: Tìm hiểu về hiện tượng phú dưỡng trong các hồ ở thủ đô Hà Nội và các giải pháp chính để kiểm soát hiện tượng này" trình bày về tổng quan về hiện tượng phú dưỡng, hiện trạng phú dưỡng tại các hồ ở Hà Nội, các giải pháp kiểm soát phú dưỡng. Tài liệu hữu ích với các bạn chuyên ngành Môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tìm hiểu về hiện tượng phú dưỡng trong các hồ ở thủ đô Hà Nội và các giải pháp chính để kiểm soát hiện tượng này - GVHD TS. Văn Diệu Anh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện Khoa Học Và Công Nghệ Môi Trường *************** Tiểu luận: NHẬP MÔN KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG Đề tài: “Tìm hiểu về hiện tượng phú dưỡng trong các hồ ở thủ đô Hà Nội và các giải pháp chính để kiểm soát hiện tượng này” Giáo viên hướng dẫn: TS.Văn Diệu Anh Nhóm sinh viên thực hiện: MSSV 1. Trần Hồng Vân 20123714 2. Nguyễn Đức Việt 20123718 3. Nguyễn Đức Việt 20123719 4. Nguyễn Xuân Vũ 20123730 5. Hoàng Thị Yến 20123736 6. Lê Thị Yến 20123729 P a g e 1 | 36 7. Nguyễn Võ Hải Yến 20123744 Hà Nội, 11/2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tổng quan về hiện tượng phú dưỡng…………………………………4 1.1. Khái niệm và phân loại………………………………………… 4 1.1.1. Khái niệm……………………………………………….4 1.1.2. Phân loại………………………………………………...6 1.2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng………………………… 7 1.2.1. Nguyên nhân……………………………………………7 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng………………………………… 10 1.3. Tác hại của hiện tượng phú dưỡng…………………………….11 1.3.1.Đối với hệ sinh thái…………………………………….11 1.3.2.Đối với con người……………………………………...13 2. Hiện trạng phú dưỡng các hồ ở Hà Nội……………………………..14 2.1. Hiện trạng chất lượng nước hồ và phú dưỡng………………...13 P a g e 2 | 36 2.2. Nguyên nhân phú dưỡng của các hồ ở Hà Nội………………..17 3. Giải pháp kiểm soát phú dưỡng……………………………………..21 3.1. Giải pháp quản lý……………………………………………...21 3.1.1. Quản lý nguồn nước thải vào hồ……………………… 22 3.1.2. Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại cũng như cách phòng chống phú dưỡng………………………………………….22 3.2. Biện pháp kĩ thuật……………………………………………..23 3.2.1. Xử lý nguồn nước thải trước khi vào hồ……………… 23 3.2.2. Xử lý hồ đã bị phú dưỡng……………………………..24 KẾT LUẬN MỞ ĐẦU Nước - nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận, 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức của con người, đe dọa sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Trong đó, ô nhiễm nguồn nước mặt và đặc biệt là hiện tượng phú dưỡng là một vấn đề lớn, xảy ra tại P a g e 3 | 36 hầu hết các hồ trên thế giới, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với mỗi quốc gia nếu không được can thiệp, xử lý kịp thời. Ở Việt Nam, nguồn nước mặt nội địa và nhất là các hồ và hồ chứa đang bị phú dưỡng ngày càng gia tăng, đặc biệt là các hồ ở đô thị, trong đó các hồ ở thủ đô Hà Nội là một điển hình. Do vị trí địa lý, kinh tế xã hội quan trọng của thủ đô Hà Nội nên các hồ ở Hà Nội có vai trò rất lớn, hệ thống hồ Hà Nội cũng được coi như lá phổi xanh của thành phố, là “nhà máy” điều hòa khí hậu tiểu khu vực. Vì vậy, có thể thấy việc nghiên cứu về hiện tượng phú dưỡng ở các hồ trong thủ đô là một vấn đề rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn nhưng tuy nhiên, đây cũng là một chủ đề thú vị đối với những sinh viên mới bắt đầu học ngành môi trường như chúng em. Từ đó, dưới sự hướng dẫn và nhận xét, đánh giá của giáo viện hướng dẫn: Cô Văn Diệu Anh – Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, chúng em đã thực hiện bài tiểu luận với đề tài: “Tìm hiểu về hiện tượng phú dưỡng trong các hồ ở thủ đô Hà Nội và các giải pháp chính để kiểm soát hiện tượng này” với nội dung: + Tổng quan về hiện tượng phú dưỡng + Hiện trạng phú dưỡng các hồ ở Hà Nội + Các giải pháp kiểm soát phú dưỡng. 1.Tổng quan về hiện tượng phú dưỡng: 1.1 Khái niệm và phân loại: Trái đất của chúng ta, hơn 71% diện tích được bao phủ bởi nước. Nhưng trong số đó, đến 97% là nước mặn và không thể sử dụng được. Chỉ khoảng 3% là nước ngọt. Nhưng thực tế thì trong 3% ít ỏi đó có đến 68,7% nước ngọt dưới dạng núi băng, sông băng rất khó để khai thác và sử dụng. Nguồn cung cấp chính cho con người chính là 30,1% nước ngầm và 0,3% nước mặt ngọt. Chỉ với 0,3% lượng nước P a g e 4 | 36 mặt được tích trữ dưới dạng hồ, ao, đầm lầy, sông suối(ao, hồ chiếm 87%, đầm lầy chiếm 11% và sông chỉ chiếm 2%) thì thật sự rất đáng lo ngại với tình hình và sự xuống cấp ngiêm trọng của chất lượng nước tại các ao, hồ hiện nay mà 1 trong những nguyên nhân chủ yếu là do hiên tượng phú dưỡng. Vậy “hiện tượng phú dưỡng” là gì? [1] 1.1.1.Khái niệm. Hiện tượng phú dưỡng (eutrophication)( xuất phát từ Hy lạp có nghĩa là “thừa dinh dưỡng”) là một dạng suy giảm chất lượng nước thường xảy ra ở các hồ chứa với hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng trong hồ (đặc biệt là N và P) tăng quá cao làm bùng phát các loại thực vật nước (như rong, tảo, lục bình, bèo v.v...), gọi là hiện tượng nở hoa trong nước và làm tăng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, làm suy giảm lượng ôxy trong nước, nhất là ở tầng dưới sâu gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước và hệ sinh thái trong nước. Hình 1. Hồ xảy ra hiện tượng phú dưỡng. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao N và P lại là nguyên nhân P a g e 5 | 36 chính gây ra hiện tượng phú dưỡng trong ao hồ thông qua ví dụ về loài tảo: Tảo là loài thực vật phù d ...

Tài liệu được xem nhiều: