![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực
Số trang: 23
Loại file: docx
Dung lượng: 51.46 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài trình bày các nội dung sau: các khái niệm cơ bản, thực trạng phát triển kinh tế và nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, ảnh hưởng của phát triển kinh tế tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực, ví dụ thực tiễn chứng minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN BÀI THẢO LUẬN Đề tài: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Môn: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Lớp 02 Nhóm 01 DANH SÁCH NHÓM 1. NGUYỄN ĐỖ QUYÊN 2. LÂM THU HUYỀN 3. PHẠM THỊ TẬP 4. HÀ HOÀNG THÁI SƠN 5. NÔNG VĂN TUẤN LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt''. Bởi vậy việc quản lý con người, quản lý nguồn nhân lực trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Đó là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. Nguồn nhân lực nói chung, lao động kỹ thuật có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam đang bước trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế khi gia nhập WTO, đòi hỏi việc quản lý nguồn nhân lực phải phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực Việt Nam tuy dồi dào về số lượng nhưng lại yếu và thiếu về chất lượng, mà đây mới là điều có ý nghĩa quan trọng. Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chưa có trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và quá trình hội nhập. Vì vậy vấn đề quản lý nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất là một vấn đề nóng và bức thiết đặt ra, cần được giải quyết và cải thiện hiện nay. PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau: Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế, ... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế. Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là: Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số. Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng. II. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động. Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội. Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 15 tuổi trở lên. Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực và cung nói đến khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên góc độ số lượng và chất lượng: Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên có mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý thức tác phong của người lao động. Từ những quan niệm trên có thể tổng quát lại: Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN BÀI THẢO LUẬN Đề tài: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Môn: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Lớp 02 Nhóm 01 DANH SÁCH NHÓM 1. NGUYỄN ĐỖ QUYÊN 2. LÂM THU HUYỀN 3. PHẠM THỊ TẬP 4. HÀ HOÀNG THÁI SƠN 5. NÔNG VĂN TUẤN LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt''. Bởi vậy việc quản lý con người, quản lý nguồn nhân lực trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Đó là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. Nguồn nhân lực nói chung, lao động kỹ thuật có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam đang bước trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế khi gia nhập WTO, đòi hỏi việc quản lý nguồn nhân lực phải phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực Việt Nam tuy dồi dào về số lượng nhưng lại yếu và thiếu về chất lượng, mà đây mới là điều có ý nghĩa quan trọng. Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chưa có trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và quá trình hội nhập. Vì vậy vấn đề quản lý nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất là một vấn đề nóng và bức thiết đặt ra, cần được giải quyết và cải thiện hiện nay. PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau: Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế, ... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế. Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là: Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số. Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng. II. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động. Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội. Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 15 tuổi trở lên. Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực và cung nói đến khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên góc độ số lượng và chất lượng: Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên có mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý thức tác phong của người lao động. Từ những quan niệm trên có thể tổng quát lại: Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực Đề tài nhân sự Báo cáo quản trị Đề tài quản lý nguồn nhân lực Đề tài phát triển kinh tế Tiểu luận kinh tế quản lýTài liệu liên quan:
-
54 trang 316 0 0
-
27 trang 240 0 0
-
20 trang 218 0 0
-
Luận văn tốt nghiệp: Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu công ty Orion
109 trang 193 0 0 -
13 trang 162 0 0
-
Tiểu luận: Nguyên nhân và phương pháp quản lý xung đột trong tổ chức
17 trang 158 0 0 -
Tiểu luận: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Bà Triệu
28 trang 157 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Nam
28 trang 154 0 0 -
Tiểu luận: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
17 trang 134 0 0 -
67 trang 120 0 0