Danh mục

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc bệnh nhân ly thượng bì bọng nước bẩm sinh

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.48 MB      Lượt xem: 69      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Chăm sóc bệnh nhân ly thượng bì bọng nước bẩm sinh" gồm có 2 chương với những nội dung chính sau: Một số đặc điểm cấu trúc, chức năng của da và bệnh ly thương bì bọng nước bẩm sinh; chăm sóc bệnh nhân ly thượng bì bọng nước bẩm sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc bệnh nhân ly thượng bì bọng nước bẩm sinhĐẶT VẤN ĐỀLy thượng bì bọng nước bẩm sinh (LTBBNBS) là bệnh da di truyền, đượcđặc trưng bởi sự hình thành bọng nước sau những sang chấn rất nhẹ. LTBBNBSđược phân loại thành các thể: thể đơn giản, thể tiếp nối và thể loạn dưỡng. Biểuhiện lâm sàng rất khác nhau tùy thuộc vào từng thể bệnh. Cơ chế bệnh sinh củabệnh là do đột biến bất kỳ gen nào mã hóa một trong 7 loại protein cấu trúc màthông thường có mặt ở thượng bì, thành phần tiếp nối của thượng bì hoặc mạch máuở phía trên của thượng bì [4].Theo báo cáo của hội LTBBNBS quốc tế có khoảng 50 trường hợpLTBBNBS/1 triệu trẻ sinh ra còn sống. Trong số những trường hợp này có khoảng92% trường hợp là ly thượng bì bọng nước thể đơn giản, 5% là thể loạn dưỡng, 1%là thể tiếp nối, còn lại 2% chưa phân loại được.Trẻ mắc bệnh này sẽ luôn phải chịu đau đớn, các ngón và khớp tay, chân sẽdần bị dính vào nhau khiến trẻ rất khó vận động. Do đó, việc chăm sóc những bệnhnhân LTBBNBS đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống nhiễm khuẩn vàcác biến chứng này. Trên thế giới cũng như Việt Nam đều đã thành lập câu lạc bộbệnh nhân LTBBNBS nhằm mục đích trang bị kiến thức về bệnh cho cha mẹ vàbệnh nhân (BN), hướng dẫn gia đình chế độ dinh dưỡng cách chăm sóc đặc hiệucho các vết thương tổn ở da, răng miệng, niêm mạc của trẻ bệnh ly thượng bì bọngnước từ giai đoạn sơ sinh đến lớn. Các nghiên cứu về bệnh LTBBNBS cũng nhưcách chăm sóc BN tại Việt Nam còn hạn chế.Vì vậy, chúng tôi viết chuyên đề này với nội dung:1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân LTBBNBS2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân LTBNBS.1Chương 1MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA DA VÀBỆNH LY THƢƠNG BÌ BỌNG NƢỚC BẨM SINH1.1. Cấu trúc của daDa người là một cơ quan lớn nhất cơ thể. Da người có độ dày từ 1,5 - 4mm,diện tích 1,5 - 2m2. Một người trưởng thành nặng 60kg thì trọng lượng của dakhoảng 4kg. Nếu tính cả thượng bì và mô mỡ thì trọng lượng da khoảng 15kg. Dangười có 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì [2].1.1.1. Thượng bì: là lớp ngoài cùng của da, không có mạch máu, và sự dinh dưỡngcủa nó là dựa vào lớp bì. Lớp thượng bì được biệt hóa để tạo thành lông, móng, vàcác cấu trúc tuyến. Thượng bì được tạo thành bởi sự sắp xếp nhiều lớp tế bào biểumô lát tầng sừng hóa. Lớp mỏng, ngoài cùng nhất của thượng bì (lớp sừng) bị trócra liên tục trong quá trình sống gọi là sự tróc vảy. Tế bào chính của thượng bì là tếbào sừng (keratinocyte) sản xuất ra keratin, là nguyên liệu chính trong lớp lều củacác tế bào. Các lớp cơ bản của thượng bì chứa các tế bào sắc tố (melanocyte), sảnxuất melanin, chất tạo màu cho da.Thượng bì xuất hiện ở bào thai vào tháng thứ 2, gồm 3 lớp tế bào. Đến thángthứ 4 thì có 4 lớp. Đến tháng thứ 8 xuất hiện các gai (nhú bì). Cuối tháng thứ 8 bắtđầu có hiện tượng sừng hóa. Thượng bì là một biểu mô vảy có nhiều lớp, dàykhoảng 0,1mm, ở lòng bàn tay, bàn chân khoảng 0,8 - 1,4mm. Tế bào chính là tếbào sừng, sản xuất ra chất sừng. Tính từ dưới lên thượng bì có 5 lớp (lớp đáy, lớpgai, lớp hạt, lớp sừng và lớp sáng chỉ có riêng ở gan bàn tay, bàn chân).- Lớp đáy: hay còn gọi là lớp cơ bản, lớp sinh sản nằm sâu nhất, gồm một lớp tếbào hình trụ nằm ngay sát trên màng đáy. Nhân hình bầu dục nằm giữa, nguyên sinhchất ưa kiềm chứa những hạt melanin. Rải rác là các tế bào sắc tố, các tế bào này sảnxuất ra chất sắc tố. Ngoài ra ở lớp đáy còn tìm thấy tế bào Meckel. Giữa các tế bào cócác cầu nối gian bào desmosome. Tế bào đáy liên kết chặt chẽ với màng đáy bằng nửacầu nối gian bào hemidesmosome. Lớp đáy thường sản xuất ra các tế bào mới, thay thế2các tế bào cũ. Sau khoảng 28 ngày tế bào sẽ dần biệt hóa tới lớp sừng.- Lớp gai: hay còn gọi là lớp nhày, lớp tế bào vảy. Là những tế bào hình đadiện, do các tế bào đáy di chuyển lên mà thành. Các tế bào nằm sát nhau, nối vớinhau bằng cầu nối gian bào. Cầu nối này gọi là các gai, làm cho thượng bì vữngchắc, da không bị thấm nước từ môi trường bên ngoài và không bị thoát nước từ cơthể ra ngoài, đồng thời chống được các tác nhân sinh học, hóa học, vật lý … Bìnhthường lớp gai có khoảng 2-12 hàng tế bào. Trong lớp gai có các tế bào Langerhanscó chức năng miễn dịch.- Lớp hạt: gồm 4 hàng tế bào dẹt hơn lớp gai. Nhân tế bào sáng màu và cóhiện tượng thoái biến. Nguyên sinh chất chứa nhiều hạt keratohyalin do mỡ và sợitơ keratin tạo thành. Giữa các tế bào hạt cũng có cầu nối gian bào nhưng ngắn hơnvà to hơn so với cầu nối của gai.- Lớp sáng: lớp sáng là lớp nằm giữa lớp hạt và lớp sừng, có 2-3 hàng tế bàodẹt, tế bào không có nhân, nguyên sinh chất, chỉ có các sợi.- Lớp sừng: là lớp ngoài cùng của tế bào thượng bì. Là kết quả cuối cùng củabiệt hóa tế bào. Trong chứa đầy mảnh sừng, mỡ, chồng chéo lên nhau, tránh thấmnước vào cơ thể. Ở lòng bàn tay, bàn chân, lớp sừng dày hơn các vị trí khác. Bìnhthường những tế bào sừng ở ngoài liên tục bong ra, tách rời quện với mồ hôi ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: