Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành
Số trang: 48
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.24 MB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chuyên đề "Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành" trình bày những vấn đề sau: Mô tả đặc điểm của bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành; hiệu quả của chế độ dinh dưỡng trong dự phòng, điều trị bệnh tăng huyết áp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến, một trong những yếu tố nguy cơ cao của các bệnh lý tim mạch ở các nƣớc phát triển và ngày càng tăng ở các nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta. THA đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng về tuổi thọ và tăng tần suất mắc bệnh [17]. Các biến chứng của THA thƣờng rất nặng nề nhƣ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa…Những biến chứng này gây tàn phế thậm chí tử vong, ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe ngƣời bệnh, chất lƣợng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. THA ƣớc tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7 triệu ngƣời trẻ tuổi và chiếm 4,5% bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu ngƣời sống trong tàn phế) [17]. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ THA chiếm khoảng 26,4% dân số, thay đổi từ các nƣớc Châu Á nhƣ Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nƣớc Âu-Mỹ nhƣ Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%. Dự tính đến năm 2025 sẽ là 29,2% tức khoảng 1,56 tỷ ngƣời bị THA.[17] Ở Việt Nam, tần suất THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển.Theo các số liệu thống kê, điều tra THA ở Việt Nam cho thấy vào những năm 1960 tỷ lệ THA mới chỉ là 1% dân số, năm 1992 tăng lên 11,79 % dân số nhƣng đến năm 2002 tỷ lệ THA đã là 23,2% khu vực Hà Nội, TP Hồ Chí Minh 20,5% và đến năm 2009 thì tỷ lệ này đã tăng lên đến 25,1% dân số với ngƣời trên 25 tuổi. Nhƣ vậy với dân số 84 triệu ngƣời Việt Nam (tính đến năm 2007) ƣớc tính có khoảng 6,85 triệu ngƣời bị THA thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu ngƣời bị THA nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời [27],[30]. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, lối sống và cách sinh hoạt trong xã hội đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hƣớng dƣ thừa chất, đặc biệt là chất béo, thói quen ăn mặn, hút thuốc, uống nhiều rƣợu bia, ít vận động và nhận thức của ngƣời dân về bệnh tật chƣa đầy đủ do thiếu thông tin dẫn đến cách phòng ngừa còn nhiều hạn chế, bởi vậy bệnh tim mạch đã tăng với tốc độ nhanh đặc biệt là bệnh THA[2],[17]. Trong thực tế lâm sàng đã cho thấy nhiều ngƣời bị THA 1 thực sự nhƣng không hề biết do họ vẫn thấy cơ thể bình thƣờng, một số khác đã biết mình bị THA nhƣng không điều trị hoặc điều trị không liên tục[19],[23]. Theo WHO để kiểm soát đƣợc HA, bên cạnh dùng thuốc cần phối hợp với thay đổi lối sống trong đó điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng là một nhân tố rất quan trọng. Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể kiểm soát tốt THA, giảm bớt đƣợc liều thuốc điều trị, giảm đƣợc tỷ lệ mắc bệnh lý THA [13],[16],[17]. Trên các nghiên cứu quần thể dài hạn, qui mô lớn cho thấy khi HA giảm ít cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hơn thế nữa còn làm giảm nguy cơ bị biến chứng nhƣ đột quị giảm 60% và nhồi máu cơ tim giảm 80% [4],[11],[13]. Tóm lại, thực hiện chế độ dinh dƣỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát THA. Ở ngƣời THA, nếu ăn uống không đúng thì thuốc hạ HA cũng kém hiệu quả. Với vai trò là ngƣời chăm sóc ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng không chỉ cần giúp ngƣời bệnh theo dõi HA, hiểu biết thêm về căn bệnh này mà cần phải giúp ngƣời bệnh nhận thức và áp dụng đƣợc chế độ ăn hợp lý để có thể kiểm soát HA một cách tốt nhất. Chính vì vậy trong chuyên đề này tôi trình bày những vấn đề sau: 1. Mô tả đặc điểm của bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành. 2. Hiệu quả của chế độ dinh dưỡng trong dự phòng, điều trị bệnh THA. 2 Thang Long University Library 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP. 1.1. Huyết áp động mạch là gì. Huyết áp (HA) đƣợc định nghĩa là áp suất nhất định do máu chảy trong động mạch tạo ra. Hình 1.1: HA là thông số đo lực tác động của máu lên thành mạch Huyết áp động mạch đƣợc biểu thị bằng hai chỉ số cụ thể khi đo bằng máy đo HA đó là HA tối đa (HA tâm thu) và HA tối thiểu (HA tâm trƣơng). HA đƣợc đo lƣờng bằng đơn vị mmHg[14]. Hình 1.2: Máy đo huyết áp Ví dụ: Chỉ số HA là 120/80 mmHg: HA tối đa là 120 mmHg, HA tối thiểu là 80 mmHg. 1.1.1. Các loại huyết áp động mạch. - Huyết áp tâm thu (HATT): là trị số cao nhất trong chu kỳ tim, đo đƣợc ở thời kỳ tâm thu, phụ thuộc vào lực tâm thu và thể tích tâm thu của tim. Theo WHO, HATT có giá trị bình thƣờng trong khoảng từ 90 đến dƣới, hoặc bằng 140 mmHg [14]. 3 - Huyết áp tâm trƣơng (HATTr): là trị số HA thấp nhất trong chu kỳ tim, ứng với thời kỳ tâm trƣơng, phụ thuộc vào trƣơng lực của mạch máu. Theo WHO, HATTr có giá trị bình thƣờng trong khoảng từ 60 đến dƣới 90mmHg [14]. - Huyết áp hiệu số (HAHS): là mức chênh lệch giữa HATT và HATTr, bình thƣờng có trị số 110 -70= 40 mmHg, đây là điều kiện cho máu lƣu thông trong mạch. Khi HA hiệu số giảm gọi là “HA kẹt.” tức là chỉ số HATT rất gần với chỉ số HATTr, dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu bị giảm hoặc ứ trệ [14]. - Huyết áp trung bình (HATB): là trị số áp suất trung bình đƣợc tạo ra trong suốt một chu kỳ tim. Không phải trung bình cộng giữa HATT và HATTr mà đƣợc tính qua tích phân các trị số HA biến động trong một chu kỳ tim. HATB đƣợc tính theo công thức: HATB = HA tâm trƣơng + 1/3 HA hệ số HA trung bình biểu hiện lực làm việc thực sự của tim và cũng chính là lực đẩy máu qua hệ thống tuần hoàn [14]. 1.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp. Hai yếu tố quyết định HA là cung lƣợng tim và sức cản ngoại vi, đƣợc thể hiện ở công thức: HA = Cung lƣợng tim x sức cản ngoại vi Sức cản ngoại vi = 8Lη π r4 Trong đó: L là chiều dài của hệ mạch (không đổi) η: là độ nhớt của máu chảy trong mạch. r: là bán kính của mạch máu. Từ công thức trên cho thấy, HA phụ thuộc vào những yếu tố sau [14]: - HA phụ thuộc vào tim qua lƣu lƣợng tim. Lƣu lƣợng tim lại phụ thuộc vào lực co cơ tim và tần số tim, đƣợc giải thích: + Khi tim co bóp mạnh, thể tích tâm thu tăng, làm lƣu lƣợng tim tăng, HA tăng và ngƣợc lại lực co cơ tim giảm sẽ dẫn đến HA giảm. + Khi tim đập nhanh, lƣu lƣợng tim tăng nên HA tăng và ngƣợc lại khi tim ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến, một trong những yếu tố nguy cơ cao của các bệnh lý tim mạch ở các nƣớc phát triển và ngày càng tăng ở các nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta. THA đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng về tuổi thọ và tăng tần suất mắc bệnh [17]. Các biến chứng của THA thƣờng rất nặng nề nhƣ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa…Những biến chứng này gây tàn phế thậm chí tử vong, ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe ngƣời bệnh, chất lƣợng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. THA ƣớc tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7 triệu ngƣời trẻ tuổi và chiếm 4,5% bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu ngƣời sống trong tàn phế) [17]. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ THA chiếm khoảng 26,4% dân số, thay đổi từ các nƣớc Châu Á nhƣ Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nƣớc Âu-Mỹ nhƣ Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%. Dự tính đến năm 2025 sẽ là 29,2% tức khoảng 1,56 tỷ ngƣời bị THA.[17] Ở Việt Nam, tần suất THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển.Theo các số liệu thống kê, điều tra THA ở Việt Nam cho thấy vào những năm 1960 tỷ lệ THA mới chỉ là 1% dân số, năm 1992 tăng lên 11,79 % dân số nhƣng đến năm 2002 tỷ lệ THA đã là 23,2% khu vực Hà Nội, TP Hồ Chí Minh 20,5% và đến năm 2009 thì tỷ lệ này đã tăng lên đến 25,1% dân số với ngƣời trên 25 tuổi. Nhƣ vậy với dân số 84 triệu ngƣời Việt Nam (tính đến năm 2007) ƣớc tính có khoảng 6,85 triệu ngƣời bị THA thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu ngƣời bị THA nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời [27],[30]. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, lối sống và cách sinh hoạt trong xã hội đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hƣớng dƣ thừa chất, đặc biệt là chất béo, thói quen ăn mặn, hút thuốc, uống nhiều rƣợu bia, ít vận động và nhận thức của ngƣời dân về bệnh tật chƣa đầy đủ do thiếu thông tin dẫn đến cách phòng ngừa còn nhiều hạn chế, bởi vậy bệnh tim mạch đã tăng với tốc độ nhanh đặc biệt là bệnh THA[2],[17]. Trong thực tế lâm sàng đã cho thấy nhiều ngƣời bị THA 1 thực sự nhƣng không hề biết do họ vẫn thấy cơ thể bình thƣờng, một số khác đã biết mình bị THA nhƣng không điều trị hoặc điều trị không liên tục[19],[23]. Theo WHO để kiểm soát đƣợc HA, bên cạnh dùng thuốc cần phối hợp với thay đổi lối sống trong đó điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng là một nhân tố rất quan trọng. Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể kiểm soát tốt THA, giảm bớt đƣợc liều thuốc điều trị, giảm đƣợc tỷ lệ mắc bệnh lý THA [13],[16],[17]. Trên các nghiên cứu quần thể dài hạn, qui mô lớn cho thấy khi HA giảm ít cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hơn thế nữa còn làm giảm nguy cơ bị biến chứng nhƣ đột quị giảm 60% và nhồi máu cơ tim giảm 80% [4],[11],[13]. Tóm lại, thực hiện chế độ dinh dƣỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát THA. Ở ngƣời THA, nếu ăn uống không đúng thì thuốc hạ HA cũng kém hiệu quả. Với vai trò là ngƣời chăm sóc ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng không chỉ cần giúp ngƣời bệnh theo dõi HA, hiểu biết thêm về căn bệnh này mà cần phải giúp ngƣời bệnh nhận thức và áp dụng đƣợc chế độ ăn hợp lý để có thể kiểm soát HA một cách tốt nhất. Chính vì vậy trong chuyên đề này tôi trình bày những vấn đề sau: 1. Mô tả đặc điểm của bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành. 2. Hiệu quả của chế độ dinh dưỡng trong dự phòng, điều trị bệnh THA. 2 Thang Long University Library 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP. 1.1. Huyết áp động mạch là gì. Huyết áp (HA) đƣợc định nghĩa là áp suất nhất định do máu chảy trong động mạch tạo ra. Hình 1.1: HA là thông số đo lực tác động của máu lên thành mạch Huyết áp động mạch đƣợc biểu thị bằng hai chỉ số cụ thể khi đo bằng máy đo HA đó là HA tối đa (HA tâm thu) và HA tối thiểu (HA tâm trƣơng). HA đƣợc đo lƣờng bằng đơn vị mmHg[14]. Hình 1.2: Máy đo huyết áp Ví dụ: Chỉ số HA là 120/80 mmHg: HA tối đa là 120 mmHg, HA tối thiểu là 80 mmHg. 1.1.1. Các loại huyết áp động mạch. - Huyết áp tâm thu (HATT): là trị số cao nhất trong chu kỳ tim, đo đƣợc ở thời kỳ tâm thu, phụ thuộc vào lực tâm thu và thể tích tâm thu của tim. Theo WHO, HATT có giá trị bình thƣờng trong khoảng từ 90 đến dƣới, hoặc bằng 140 mmHg [14]. 3 - Huyết áp tâm trƣơng (HATTr): là trị số HA thấp nhất trong chu kỳ tim, ứng với thời kỳ tâm trƣơng, phụ thuộc vào trƣơng lực của mạch máu. Theo WHO, HATTr có giá trị bình thƣờng trong khoảng từ 60 đến dƣới 90mmHg [14]. - Huyết áp hiệu số (HAHS): là mức chênh lệch giữa HATT và HATTr, bình thƣờng có trị số 110 -70= 40 mmHg, đây là điều kiện cho máu lƣu thông trong mạch. Khi HA hiệu số giảm gọi là “HA kẹt.” tức là chỉ số HATT rất gần với chỉ số HATTr, dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu bị giảm hoặc ứ trệ [14]. - Huyết áp trung bình (HATB): là trị số áp suất trung bình đƣợc tạo ra trong suốt một chu kỳ tim. Không phải trung bình cộng giữa HATT và HATTr mà đƣợc tính qua tích phân các trị số HA biến động trong một chu kỳ tim. HATB đƣợc tính theo công thức: HATB = HA tâm trƣơng + 1/3 HA hệ số HA trung bình biểu hiện lực làm việc thực sự của tim và cũng chính là lực đẩy máu qua hệ thống tuần hoàn [14]. 1.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp. Hai yếu tố quyết định HA là cung lƣợng tim và sức cản ngoại vi, đƣợc thể hiện ở công thức: HA = Cung lƣợng tim x sức cản ngoại vi Sức cản ngoại vi = 8Lη π r4 Trong đó: L là chiều dài của hệ mạch (không đổi) η: là độ nhớt của máu chảy trong mạch. r: là bán kính của mạch máu. Từ công thức trên cho thấy, HA phụ thuộc vào những yếu tố sau [14]: - HA phụ thuộc vào tim qua lƣu lƣợng tim. Lƣu lƣợng tim lại phụ thuộc vào lực co cơ tim và tần số tim, đƣợc giải thích: + Khi tim co bóp mạnh, thể tích tâm thu tăng, làm lƣu lƣợng tim tăng, HA tăng và ngƣợc lại lực co cơ tim giảm sẽ dẫn đến HA giảm. + Khi tim đập nhanh, lƣu lƣợng tim tăng nên HA tăng và ngƣợc lại khi tim ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chăm sóc bệnh nhân Đề tài tốt nghiệp cử nhân Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng Tăng huyết áp Điều trị bệnh tăng huyết áp Dự phòng bệnh tăng huyết ápGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 243 1 0
-
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 195 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
57 trang 179 0 0
-
Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp - Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam
20 trang 163 0 0 -
Đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền - Điều trị nội khoa: Phần 1
271 trang 137 0 0 -
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc bệnh nhân ly thượng bì bọng nước bẩm sinh
41 trang 75 0 0 -
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 59 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh vàng da tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc bệnh nhi
39 trang 52 0 0 -
Nghiên cứu tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp
7 trang 49 0 0