Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 30.12 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HĐTN-HN. Khối 8I. MỤC TIÊU Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh sau khi tham giacác chủ đề của hoạt động trải nghiệm Giữa học kỳ I (từ tuần 1 đến tuần 8 gồm: Em với nhà trường;Khám phá bản thân; Trách nhiệm với bản thân). Đánh giá kết quả rèn luyện các năng lực và phẩm chất đã xác định ở từng chủ đề, đặc biệt lànăng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, năng lực tự chủ, giảiquyết vấn đề và phẩm chất chân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.II. HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Trắc nghiệm và tự luậnIII. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁChủ đề 1: Em với nhà trường - Xây dựng và giữ gìn tình bạn. - Phòng, tránh bắt nạt học đường - Xây dựng truyền thống nhà trường.Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tính cách và cảm xúc của tôi. - Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi.Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân. - Sống có trách nhiệm. UBND HUYỆN ĐẠI LỘC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024-2025TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI SƠN MÔN: HĐTN-HN 8 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào phần giấy làm.Câu 1. Để xây dựng và giữ gìn tình bạn em không nên làm điều nào sau đây?A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới.B. Trao đổi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm.C. Khi bạn bị nói xấu sau lưng lại hùa theo nói xấu bạn.D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn.Câu 2. Để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp em nên làm gì?A. Tham gia các hoạt động mà lớp tổ chức. B. Chia nhóm riêng chơi với nhau.C. Khi bị các bạn hiểu lầm thì nói xấu các bạn. D. Xa lánh với các bạn trong lớp.Câu 3. Khi thấy một người lớn đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?A. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất. B. Xông vào bảo vệ bạn.C. Vào thách thức và đánh nhau với các bạn. D. Làm thinh bỏ đi nơi khác.Câu 4. Để phòng, tránh bắt nạt học đường, em nên làm gì?A. Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức. C. Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt. B. Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt. D. Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt. Câu 5. Đâu là dấu hiệu cho thấy bắt nạt học đường?A. Giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn cần giúp đỡ. B. Cùng các bạn trong lớp làm hoạt động thiện nguyện. C. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng. D. An ủi và động viên khi bạn gặp chuyện buồn.Câu 6. Để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường em không nên làm gì?A. Học tập tốt và luôn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô.B. Xả rác bừa bãi, viết vẽ bậy trên tường lớp học.C. Tham gia tích cực các chương trình mà trường tổ chức.D. Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường.Câu 7. Đâu là một việc làm nhằm xây dựng truyền thống của nhà trường?A. Không tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo của trường.B. Khi phát hiện các bạn hút thuốc lá điện tử che giấu, không báo với thầy cô.C. Đi học trể và không mặc đúng đồng phục theo quy định của nhà trường.D. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Câu 8. Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?A. Quyết đoán. B. Dễ cáu giận. C. Thiếu chính kiến. D. Lười biếng.Câu 9. Nên thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống như thế nào?A. Chỉ khi nào cần thiết mới phải điều chỉnh. B. Thực hiện điều chỉnh hàng ngày.C. Chỉ điều chỉnh khi nóng giận. D. Không cần phải điều chỉnh.Câu 10. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn khi thương thuyết thì em nên làm gì?A. Cãi cho đến khi mình thắng mới thôi. B. Nhìn nhượng đối phương dù cho ý kiến của đối phương sai. C. Giận dữ, quát nạt và đàn áp đối phương. D. Tìm cách giải quyết mà cả hai bên cùng chấp nhận đươc. Câu 11. Theo em, biết tranh biện và thương thuyết có ý nghĩa gì? A. Kiềm chế cảm xúc khi bày tỏ quan điểm. B. Giúp em bảo vệ quan điểm cá nhân một cách phù hợp. C. Lắng nghe, nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan. D. Tránh làm tổn thương người khác, tránh gây mất đoàn kết. Câu 12. Để thương thuyết hiệu quả em không nên làm gì? A. Chê bai ý kiến của người khác. B. Tôn trọng, lắng nghe đối phương. C. Tạo được cảm tình với đối phương. D. Chọn thời điểm thương thuyết phù hợp. Câu 13. Biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh là gì? A. Không soạn bài và làm bài trước khi lên lớp. B. Không giúp đỡ người già khi đi qua đường. C. Hỗ trợ và giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn. D. Dậy muộn mỗi sáng và không gấp chăn, mùng gọn gàng. Câu 14. Đâu là biểu hiện của người sống có trách nhiệm? A. Đặt việc vui chơi lên trước. B. Đặt việc ăn uống lên trên. C. Bỏ đi chơi khi mẹ bị ốm D. Luôn dành nhiều thời gian cho việc học. Câu 15. Biểu hiện của người có trách nhiệm với gia đình là gì? A. Nhà cửa luôn để bừa bộn, không ngăn nắp. B. Không trông nhà khi ba mẹ đi vắng. C. Ngoan ngoãn, hiếu thảo và lễ phép. D. Không chăm sóc mẹ khi mẹ bị ốm. II. TỰ LUẬN: Câu 1. a) Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống sau: Tình huống 1: Cuối tiết học, cô giáo trả bài kiểm tra, K bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo, K không thể tập trung học được. Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: