Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

Số trang: 3      Loại file: docx      Dung lượng: 22.13 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 -2025TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ Môn: Ngữ văn Lớp 11(Đề này gồm 03 trang)Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Hạnh phúc là gì? Lan Vương* Hạnh phúc là gì? Ai định nghĩa được không? Đơn giản thế mà xem chừng khó vậy Hạnh phúc là mỗi sớm mai thức dậy Thấy ánh bình minh đang toả sáng căn nhà Hạnh phúc là được ngắm những bông hoa Thả hồn mình theo tiếng chim ca ríu rít Cắt vài bông hít hà hương thơm ngọt lịm Chợt mỉm cười nhìn lũ trẻ tíu ta […] Hạnh phúc là lời hiếu nghĩa vuông tròn Là đùm bọc sẻ chia với mảnh đời hoạn nạn Bởi tình người không thể đem mua bán Giá trị nhân tâm xuất phát ở tấm lòng Hạnh phúc là những điều thật sáng trong Được đúc kết từ tình yêu cuộc sống Hãy thương quý và biết luôn trân trọng Hạnh phúc mãi gần chân thiện ở quanh ta. (https://toplist.vn/)* Nhà thơ Vương Thị Thanh Lan bút danh Lan Vương sinh năm 1977, quê quán ở KimChung, Hoài Đức, Hà Nội. Hiện nay chị là giáo viên Tiểu học. Lan Vương viết nhiều vềquê hương dất nước, một phần không nhỏ chị dành tặng cho các đồng nghiệp và các emhọc sinh. Thơ Lan Vương rất nhẹ nhàng và dễ đi vào lòng người.Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1 (0,5 điểm).Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?Câu 2 (0,5 điểm). Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra những việc làm đem lại hạnh phúc ở khổ thơ thứ 2.Câu 4 (1,0 điểm).Nêu chủ đề của bài thơ.Câu 5 (1,0 điểm).Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ được tác giả sửdụng trong bài thơ.Câu 6 (1,0 điểm).Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Hạnh phúc là những điều thật sáng trong Được đúc kết từ tình yêu cuộc sống Hãy thương quý và biết luôn trân trọng Hạnh phúc mãi gần chân thiện ở quanh ta.Câu 7(1,0 điểm).Từ suy ngẫm của tác giả qua dòng thơ “Hạnh phúc là lời hiếu nghĩavuông tròn/ Là đùm bọc sẻ chia với mảnh đời hoạn nạn”, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽsống cho bản thân.Câu 8(0,5 điểm). Nêu một thông điệp ý nghĩa đối với anh/chị được gợi ra từ đoạn thơtrên. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá những đặc điểm về cách kểcủa nhà văn Thạch Lam Lam trong đoạn trích Tiếng chim kêu dưới đây: Vào hồi nửa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thổi ào ào trong các lá cây và đậpmạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào đổ xuốngmái nhà. Anh tôi bảo: - Có lẽ là một trận bão to. - Bão thì càng thích. Mà thích thật. Tưởng tượng không có cái khoan khoái êm ấm nào bằng cái thú đắpchăn nằm ngủ mà nghe mưa gió ở ngoài. Đêm lúc bấy giờ lạnh hơn, lại càng làm chomình thấy cái ấm trong chăn là dễ chịu. Tiếng mưa reo to và gió thổi như một thứ âmnhạc vui vui, ru ngủ người ta dần dần. Hai anh em chúng tôi vừa cuộn kín trong chăn cho ấm vừa nói chuyện. Chúng tôinghĩ đến, rồi thương hại những người lữ khách vào giờ này hãy còn trên đường vắng,ướt như chuột lột và run như cầy sấy, đi vội vàng để tìm một chỗ trú thân. Chúng tôi lạiái ngại cho những nhà nghèo bên hàng xóm, giờ này vợ chồng con cái đều phải dậy đểchống cái nhà lá mà mỗi cơn gió mạnh làm lung lay và để đem cái chậu thau hứngnhững chỗ dột nước. Khi người ta yên ấm trong một căn phòng nhà gạch chắc chắn, không sợ mưa gióvề phần mình, thì người ta dễ có lòng thương đối với những người xấu số hơn. Chúng tôi đương ở vào cái tâm tình tốt đẹp ấy, thì bỗng nhiên anh tôi sẽ thích tayvào bảo im rồi nói khẽ: - Có nghe thấy gì không? Tôi lắng tai: qua tiếng gió, tiếng mưa ở ngoài, tôi nghe thấy có tiếng chiêm chiếpnhư tiếng con chim kêu. Tôi bảo anh tôi: - Tiếng chiêm chiếp như tiếng chim kêu phải không? - Phải rồi. Tôi nghe thấy từ lúc nãy. Hai chúng tôi lại chăm chú nghe: tiếng chiêm chiếp khe khẽ và yếu ớt hình như ởchiếc cửa sổ phía đầu cái màn đỏ đưa lại. Tôi hỏi anh tôi: - Quái, không biết con chim nó đến đây kêu làm gì nhỉ? Anh tôi chợt nghĩ ra: - Thôi phải rồi, chắc hẳn là một con chim bị mưa gió đánh bạt đến đây trú. - Tội nghiệp, chắc ở ngoài ấy nó rét lắm. Chúng tôi tưởng tượng ngay ra một con chim ướt át, xù lông ra vì rét, đến chỗ cửasổ đòi vào vì nó thấy ánh sáng trong phòng ấm áp chiếu ra. Câu chuyện con chim gáymột hôm tránh bão tuyết, đến gõ cửa vợ chồng người cày ruộng, được hai vợ chồngnâng niu và rắc bánh cho ăn, câu chuyện ấy mà hồi nhỏ chúng tôi đã đọc trong quyểnBài Tập Đọc bây giờ lại thoáng qua trong trí nhớ, làm chúng tôi đem lòng thương conchim kia vô hạn, và muốn cứu vớt nó. Tôi bảo anh tôi: - Hay là chúng ta mang nó vào trong này cho nó ấm. - Mang thế nào được. - Sao lại không được! Ta cứ việc mở cửa sổ dụ nó vào có khó gì. Chứ nếu để nó ởngoài ấy thì nó chết mất. - Ừ, phải đấy. (Trích Tiếng chim kêu,Thạch Lam, Nguồn: www.sachhayonline.com)*Chú thích: Thạch Lam(1910 – 1942), sinh tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại.Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thườngviết về những truyện không có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: