Đề thi khảo sát kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Sinh học lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 310
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi khảo sát kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Sinh học lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 310SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚCĐỀ CHÍNH THỨCKỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT NĂM HỌC 2017-2018MÔN: SINH HỌC - LỚP 12Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề(Đề thi có 04 trang)Mã đề: 310Câu 1: Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp làA. bộ máy Gôngi.B. ribôxôm.C. lục lạp.D. ti thể.Câu 2: Khi nói về quá trình hình thành hạt, phát biểu nào sau đây không đúng?A. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.B. Hạt của cây Một lá mầm không có nội nhũ.C. Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt.D. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.Câu 3: Cho các thành tựu sau:(1) Tạo giống lúa có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt.(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.(3) Tạo giống bông có gen kháng sâu hại.(4) Tạo cừu có khả năng sản sinh prôtêin người trong sữa.Có bao nhiêu thành tựu tạo giống nhờ công nghệ gen?A. 2.B. 1.C. 3.D. 4.Câu 4: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người làA. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.B. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.C. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.D. miệng → ruột non → dạ dày → thực quản → ruột già → hậu môn.Câu 5: Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?A. Màng trước xináp → Chuỳ xináp → Khe xináp → Màng sau xináp.B. Chuỳ xináp → Màng trước xináp → Khe xináp → Màng sau xináp.C. Màng sau xináp → Khe xináp → Chuỳ xináp → Màng trước xináp.D. Khe xináp → Màng trước xináp → Chuỳ xináp → Màng sau xináp.Câu 6: Có bao nhiêu ví dụ sau đây nói về thường biến?(1) Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.(2) Cây bàng rụng lá về mùa đông, đến mùa xuân lại đâm chồi nảy lộc.(3) Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.(4) Một số loài thú ở xứ lạnh có bộ lông dày, màu trắng vào mùa đông; mùa hè có bộ lông thưa, màu vànghoặc xám.A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.Câu 7: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chếA. thụ động và thẩm thấu.B. thụ động và chủ động.C. chủ động.D. thẩm thấu.Câu 8: Một trong những đặc điểm của tập tính bẩm sinh làA. được hình thành trong quá trình sống của cá thể.B. không đặc trưng cho loài.C. được di truyền từ bố mẹ.D. không bền vững và có thể thay đổi.Câu 9: Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Huyết áp tâm thu đạt được ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương đạt được ứng với lúc tim dãn.(2) Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.(3) Khi tim đập nhanh và mạch co thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và mạch dãn thì huyết áp giảm.(4) Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung.(5) Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.A. 4.B. 3.C. 1.D. 2.Câu 10: Khi nói về hô hấp sáng, phát biểu nào sau đây không đúng?Trang 1/4 - Mã đề thi 310A. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4.B. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.C. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.D. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.Câu 11: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạnghạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng: 1 hạt xanh?A. AA x Aa.B. AA x aa.C. Aa x aa.D. Aa x Aa.Câu 12: Ở thực vật, hình thức sinh sản bằng bào tử có ở ngànhA. Rêu, Quyết.B. Quyết, Hạt kín.C. Rêu, Hạt trần.D. Quyết, Hạt trần.Câu 13: Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra chủ yếu quaA. tế bào mô giậu.B. không bào.C. lớp cutin.D. khí khổng.Câu 14: Ở ếch, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện quaA. da và phổi.B. hệ thống ống khí.C. phổi.D. da.Câu 15: Nhân tố ngoại cảnh có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật làA. nhiệt độ.B. ánh sáng.C. độ ẩm.D. thức ăn.Câu 16: Đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực làA. không phân chia đều cho các tế bào con.B. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.C. luôn tồn tại thành từng cặp alen.D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.Câu 17: Hai loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen làA. ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza.B. enzim tháo xoắn và restrictaza.C. ADN pôlimeraza và ligaza.D. restrictaza và ligaza.Câu 18: Tập tính nào sau đây là tập tính bẩm sinh?A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.B. Học sinh giải được bài tập toán.C. Người đi đường thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại.D. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường được cho ăn.Câu 19: Khi nói về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?A. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân của tế bào.B. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.C. Quá trình phiên mã diễn ra tại chất nền của ti thể.D. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.Câu 20: Khi nói về ưu điểm của hình thức sinh sản vô tính ở động vật, phát biểu nào sau đây không đúng?A. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.B. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể sinh sản bình thường.C. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động.D. Tạo ra các cá thể có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trường.Câu 21: Ở 1 loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen (A,a; B,b; D,d) tương tác theokiểu cộng gộp quy định. Trong đó cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 20 cm. Lấy hạt phấn của cây caonhất (có chiều cao 240 cm) thụ phấn cho cây thấp nhất thu được F1; cho F1 tự thụ phấn được F2. Biết rằngkhông có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, cây có chiều cao 180 cm ở F2 chiếm tỉ lệA. 37,5%.B. 42,5%.C. 12,5%.D. 31,25%.Câu 22: Một gen có chiều dài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khảo sát kiến thức THPT Đề thi khảo sát kiến thức THPT Khảo sát kiến thức THPT năm 2017-2018 Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 Khảo sát kiến thức THPT môn Sinh lớp 12 Ôn tập môn Sinh học lớp 12 Tế bào tam bộiTài liệu liên quan:
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
4 trang 19 0 0 -
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 trang 17 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 413
6 trang 17 0 0 -
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 lần 1 - THPT TH Cao Nguyên
7 trang 17 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017- 2018 - Sở GD&ĐT Thanh Hóa - Mã đề 485
6 trang 17 0 0 -
Đề thi KSCĐ lần 4 môn Sinhhọc lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 298
6 trang 16 0 0 -
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 trang 15 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 402
6 trang 15 0 0 -
Đề thi khảo sát kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Sinh học lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 313
4 trang 15 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 405
6 trang 15 0 0