Danh mục

Đề Thi Thử Đại Học KHối C Địa 2013 - Phần 3 - Đề 5

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.63 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo đề thi - kiểm tra đề thi thử đại học khối c địa 2013 - phần 3 - đề 5, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề Thi Thử Đại Học KHối C Địa 2013 - Phần 3 - Đề 5 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC - NĂM 2013. LẦN 2.TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 Môn: ĐỊA LÝ; Khối C. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đềPHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)Câu I (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm chung về địa hình nước ta. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới khí hậu và sôngngòi nước ta?Câu II (3,0 điểm) 1. Trình bày vai trò, điều kiện phát triển và sự phân bố ngành sản xuất cây công nghiệp của nước ta.Tại sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với khâu chế biến? 2. Trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển và cơ cấu sản lượng của ngành công nghiệp điện lực củanước ta.Câu III (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta (đ/v: triệu USD) Sản phẩm 1990 2005 Tổng số 2401,5 32447,2 - Công nghiệp nặng và khoáng sản 616,9 11701,4 - Công nghiệp nhẹ và TTCN 635,8 13293,4 - Nông sản 783,2 4467,4 - Lâm sản 126,5 252,5 - Thủy sản 239,1 2732,5 a.Vẽ biểu đồ thể hiên quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng năm 1990 vànăm 2005. b.Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét cần thiết. c. Giải thích vì sao hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng rất nhanh và chiếm tỉ trọng lớntrong các nhóm hàng trên.PHẦN RIÊNG (2,0 điểm).Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)Câu IV.a (2,0 điểm) Trình bày ý nghĩa, thế mạnh trong việc hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ.Câu IV.b (2,0 điểm). Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều, chưa hợp lý giữa đồng bằng và miền núi. Ảnh hưởngcủa sự phân bố trên? ………….. Hết…………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên:……………………………….Số BD:…………..SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂMTRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013. LẦN 2 Môn: ĐỊA LÝ, Khối C. (Đáp án – thang điểm có 05 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) I 1 Đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta: 1đ(2,0đ) - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. + Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích. 0,25đ + Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. + Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. + Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. + Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: 0,25đ  Hướng TB – ĐN: dãy núi vùng Tây Bắc và Trường Sơn Bắc  Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ ( TS nam). - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh. (DC) - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. (DC) 0,25đ 0,25đ 2 ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu và sông ngòi? 1đ - Tác động đến khí hậu: + Tạo ra các ranh giới khí hậu do các dãy núi và hước địa hình. Ví dụ dãy núi bạch mã làm biến tính gần như hoàn toàn gió mùa Đông Bắc, dãy Trường Sơn gây hiệu ứng phơn cho Bắc Trung Bộ 0,25đ + Góp phần phân phối lại nhiệt ẩm: Ví dụ các dãy núi hoặc các đỉnh núi cao có nhiệt độ thấp, độ ẩm ...

Tài liệu được xem nhiều: