Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu đề thi thử tn thpt môn thi : vật lý - trường thpt tam nông, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ THI THỬ TN THPT Môn thi : Vật lý - Trường THPT Tam Nông Trường THPT Tam Nông ĐỀ THI THỬ TN THPT Môn thi : Vật lý Thời gian : 60 phút ( Không kể phát đề ) ( Đề gồm có 6 trang )I: PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)Câu 1. Trong các lựa chọn sau đây, lựa chọn nào không phải là nghiệm của phương trình x” + ω2x= 0? A. x = Asin(ωt + φ). B. x = Acos(ωt + φ). C. x = A1sinωt + A2cosωt. D. x = Atsin(ωt + φ).Câu 2. Trong dao động điều hoà A. vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ. B. vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ. C. vận tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ. D. vận tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ.Câu 3. Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt)cm, chu kỳ dao động củachất điểm là A. T = 1s. B. T = 2s. C. T = 0,5s. D. T = 1Hz.Câu 4. Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao độngcủa vật A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần.Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng. B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức. C. Chu kỳ của dao động cưỡng bức không bằng chu kỳ của dao động riêng. D. Chu kỳ của dao động cưỡng bức bằng chu kỳ của lực cưỡng bức.Câu 6. Một chất điểm khối lượng m = 100g, dao động điều điều hoà dọc theo trục Ox với phươngtrình x = 4cos(2t)cm. Cơ năng trong dao động điều hoà của chất điểm là A. E = 3200J. B. E = 3,2J. C. E = 0,32J. D. E = 0,32mJ.Câu 7. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào A. năng lượng sóng. . tần số dao động. C. môi trường truyền sóng. . bước sóng t xCâu 8. Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u 8 sin 2 ( )mm , trong đó x tính bằng 0,1 50cm, t tính bằng giây. Bước sóng là A. λ = 0,1m. B. λ = 50cm. C. λ = 8mm. D. λ = 1m.Câu 9. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằmtrên đường nối hai tâm sóng bằng : A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một phần tưbước sóng.Câu 10. Một sợi dây đàn hồi dài 60cm, được rung với tần số 50Hz, trên dây tạo thành một sóngdừng ổn định với 4 bụng sóng, hai đầu là hai nút sóng. Vận tốc sóng trên dây là A. v = 60cm/s. B. v = 75cm/s. C. v = 12m/s. D. v = 15m/s.Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện? A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4. C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4.Câu 12. Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trongmạch sớm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 A. người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở. B. người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở. C. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện. D. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm. 104Câu 13. Đặt vào hai đầu tụ điện C ( F ) một hiệu điện thế xoay chiều u = 141,4cos(100πt)V. Cường độ dòng điện qua tụ điện là D. I = 100Ω. A. I = 1,41A. B. I = 1,00A. C. I = 2,00A.Câu 14. Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầuđoạn mạch phụ thuộc vào A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. cách chọn gốc tính thời gian. D. tính chất của mạch điện.Câu 15. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. B. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. D. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.Câu 16. Mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, có R = 30 Ω, ZC = 20 Ω, ZL = 60 Ω. Tổng trởcủa mạch là A. Z = 50 Ω. B. Z = 70 Ω. C. Z = 110 Ω. D. Z = 2500 Ω. 104Câu 17. Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R = 100 Ω, tụ điện C ( F ) và cuộn cảm 2L ( H ) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u = 200cos100πt(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là A. I = 2A. B. I = 1,4A. C. I = 1A. D. I = 0,5A.Câu 18. Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF,(lấy π2 = 10). Tần số dao động của mạch là A. f = 2,5Hz. B. f = 2,5MHz. . f = 1Hz. D. f ...