Danh mục

Đề thi thử và đáp án tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 12

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.43 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo đề thi thử và đáp án tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 12 dành cho các bạn học sinh lớp 12 thử sức, rèn luyện kỹ năng viết văn và kiểm tra kỹ năng cũng như củng cố kiến thức cho mình. Hy vọng đề thi sẽ giúp ích cho các bạn, cùng tham khảo nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi thử và đáp án tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Đề 12 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1 Môn ngữ văn Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian giao đề.I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Những hiểu biết của anh chị về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắccủa Tố Hữu. Câu 2 (3 điểm) Anh (chị) hãy viết một đoạn văn với độ dài khoảng 1 trang giấythi bàn về “Lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch”.II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó. Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm) Một nét độc đáo của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là dựng lên một tình huốngcó nhiều yếu tố bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với những triết lí sâu sắc. Câu 3b : chương trình nâng cao (5 điểm)Phân tích những ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa”. Gîi ý lµm bµi.I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)Câu 1 (2 điểm) - Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến,nơi đã che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiếnchống Pháp gian khổ. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về ĐôngDương được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. - Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiếnkhu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. - Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc. - Bài thơ được trích trong tập Việt Bắc (1947 - 1954)Câu 2 (3 điểm)Yêu cầu+ Đoạn văn phải đảm bảo về hình thức: Viết hoa chữ cái đầu, thụt đầu dòng và chấm câukhi kết thúc đoạn.+ Đoạn văn sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận và phối hợp một số thao tác khácđể giải quyết vấn đề,+ Đoạn văn có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi, quan hệ, ứng xử,…Hoặc cũng có thể chỉ viết về một khía cạnh là cách nói năng+ Đoạn văn phải nêu bật hai nội dung cơ bản sau:- Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.- Đề xuất cách nói năng văn minh, thanh lịch (có thể nêu ý nghĩa và hướng tu dưỡng, rènluyện.)II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm) Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm) YÊU CẦU 1/- Về kiến thức: thể hiện được những kiến thức chính xác, cụ thể về tác phẩm Chiếcthuyền ngoài xa. 2/- Về kĩ năng: vận dụng thích hợp kiến thức đọc – hiểu về tác phẩm Chiếc thuyềnngoài xa và các thao tác lập luận cần thiết để xây dựng một bài nghị luận có kết cấu chặtchẽ về luận điểm, luận cứ, có tính minh xác về hành văn. 3/- Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau a)- Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi săn tìm cái đẹp lại phát hiện ra cái không đẹp đằngsau cái vẻ bề ngoài tưởng là đẹp. ý nghĩa: - Cái đẹp có sẵn trong cuộc sống. Nhưng phải biết kiên trì tìm kiếm mới có được. - Có những cái chỉ đẹp khi được chiêm ngưỡng từ xa. - Giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thốngnhất. Đừng nhầm lẫn hiện tượng cới bản chất. - Cái đẹp có thể đem dến cho người nghệ sĩ nhiều xúc cảm tích cực, nhưng khôngthể vì nó mà làm ngơ trước những sự thật tàn nhẫn của cưộc đời. b)-Những người đàn ông tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ người đàn bà giải thoát nỗibất hạnh nhưng lại bị từ chối.Ý nghĩa:- Phải biết đặt đối tượng vào hoàn cảnh cụ thể mới hiểu đúng được nó.- Không nên nhìn cuộc sống hời hợt, một chiều.- Giải quyết những đau khổ và bất công đâu thể chỉ dựa trên lòng tốt và luật pháp.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: