Danh mục

Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học môn kĩ thuật số

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đưa ra cơ sở khoa học về dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên (SV), trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho SV thông qua dạy học môn “Kĩ thuật số” theo hướng tích hợp giữa bài giảng lí thuyết và thực hành, giữa lí thuyết và bài tập, giữa bài giảng lí thuyết với mô phỏng bằng phần mềm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học môn kĩ thuật sốJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0203Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 117-129This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN KĨ THUẬT SỐ Nguyễn Quốc Vũ Trường Đại học Đồng Tháp Tóm tắt. Bài báo đưa ra cơ sở khoa học về dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên (SV), trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho SV thông qua dạy học môn “Kĩ thuật số” theo hướng tích hợp giữa bài giảng lí thuyết và thực hành, giữa lí thuyết và bài tập, giữa bài giảng lí thuyết với mô phỏng bằng phần mềm. . . Giúp SV tự tìm hiểu kiến thức và giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế trong dạy học môn “Kĩ thuật số”, góp phần hình thành năng lực sáng tạo cho SV. Từ khóa: Sáng tạo, năng lực sáng tạo, tích hợp, dạy học phát triển năng lực sáng tạo.1. Mở đầu Theo [3],[10],[11],[14], có rất nhiều định nghĩa về sáng tạo, nhưng dù định nghĩa như thếnào thì sáng tạo đều có đặc điểm chung là một quá trình hoạt động của con người nhằm tìm ra cáimới. Năng lực sáng tạo thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, khảnăng tạo ra những cái mới đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Không thể lĩnh hội sáng tạo nhờthu nhập thông tin truyền miệng, những kinh nghiệm và những cái đã biết. Để sáng tạo, người họcbắt buộc phải hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức. Dạy học sáng tạo là quá trình dạy học tập trung mục tiêu phát triển năng lực và tư duy sángtạo của người học, đề cao vấn đề dạy phương pháp học tập cho người học hơn là dạy nội dung họctập. Tạo nhiều cơ hội cho người học tham gia quá trình lĩnh hội kiến thức. Dạy học sáng tạo sẽgiúp người học phát triển được đầy đủ các cấp độ nhận thức của bản thân: 1. Biết (Knowledge): Ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, nguyên lí dưới hình thức mà sinh viênđã được học. 2. Hiểu (Comprehension): Hiểu các tư liệu đã được học, người học phải có khả năng diễngiải, mô tả tóm tắt thông tin thu thập được. 3. Ứng dụng (Application): Ứng dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khácvới tình huống đã học. 4. Phân tích (Analysis): Biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa cácthành phần đó với nhau cùng với cấu trúc của chúng. 5. Tổng hợp (Synthesis): Biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể banđầu.Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 10/10/2016.Liên hệ: Nguyễn Quốc Vũ, e-mail: nqvu@dthu.edu.vn 117 Nguyễn Quốc Vũ 6. Đánh giá (Evaluation): Biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơsở tiêu chí xác định. 7. Chuyển giao: Có khả năng diễn giải, thuyết phục và truyền thụ các kiến thức đã tiếp thuđược cho đối tượng khác. 8. Sáng tạo: Sáng tạo ra cái mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được. Nội dung bài báo này xây dựng cơ sở lí luận dạy học phát triển năng lực sáng tạo của SV,từ đó đưa ra các biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho SV thông qua dạy học môn KTS theođịnh hướng: tổ chức cho sinh viên có điều kiện tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới ... Thông quacác hoạt động đó nhằm phát huy tích tích cực chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng lòng say mê hứng thúvà ý chí học tập của SV.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở khoa học dạy học phát triển năng lực sáng tạo của SV2.1.1. Sáng tạo Sáng tạo là một quá trình hoạt động trí tuệ chứ không đơn thuần chỉ là sản phẩm. Sáng tạoluôn dựa trên một nền tảng cơ bản là các kiến thức và kĩ năng mà một người có được trong cáclĩnh vực khoa học. Học sáng tạo đòi hỏi dạy phải là một quá trình sáng tạo và phát triển sự sángtạo, là thực hành các phương pháp sáng tạo để SV phát triển trí tuệ sáng tạo [12]. Theo PGS.TSKH Phan Dũng [7] sáng tạo là quá trình suy nghĩ đưa người không biết cáchđạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mục đích, từ không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đếnbiết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết. Theo PGS.TS Tôn Thân [9] cho rằng sáng tạo là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởngmới, độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Ý tưởng mới thể hiện ở khả năng tạo ra cái mới,phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới. Theo Deway và Vygotsky [2] thì sáng tạo là kết quả kinh nghiệm từ các trò chơi thơ ấu, khảnăng tưởng tượng và tư duy (đặc biệt là tư duy phê phán). Theo quan điểm của nhà tâm lí học J.P.Guilford [1, 134-135] có ba đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: