Danh mục

Đề xuất một số giải pháp trong việc triển khai dạy học tích hợp chương trình Vật lý phổ thông

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 678.63 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhận thức rõ vai trò và hiệu quả của việc đưa tích hợp vào dạy học, chúng tôi đã triển khai thí điểm dạy học tích hợp một số nội dung chương trình vật lý 12 và bước đầu thu được một số kết quả nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể, đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất một số giải pháp trong việc triển khai dạy học tích hợp chương trình Vật lý phổ thông DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Đề xuất một số giải pháp trong việc triển khai dạy học tích hợp chương trình vật lý phổ thông Tổ Vật lý - Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền 1. Mở đầu Hiện nay tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được ápdụng ở nhiều nước trên thế giới. “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thứccác môn học và xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, tạo điều kiện phát huy nănglực tư duy sáng tạo của học sinh (HS)” 31. Ngoài ra, dạy học tích hợp sẽ làm giảm trùnglặp nội dung các môn học từ đó góp phần làm giảm tình trạng quá tải của nội dung họctập, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy và học. Tuy nhiên, nước ta chỉ mới quan tâm nghiêncứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông trong những năm gần đây, và chủyếu là ở bậc Tiểu học. Riêng bậc trung học thì dạy học tích hợp vẫn chưa được áp dụngmột cách phổ biến và hệ thống. Chính vì vậy, việc đề xuất những giải pháp triển khai dạyhọc tích hợp ở bậc trung học phổ thông là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục. Nhận thức rõ vai trò và hiệu quả của việc đưa tích hợp vào dạy học, chúng tôi đãtriển khai thí điểm dạy học tích hợp một số nội dung chương trình vật lý 12 và bước đầuthu được một số kết quả nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một số giải phápcụ thể, đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp trong môn vật lý 2.1 Vai trò và đặc thù của môn vật lý trong chương trình phổ thông Đầu tiên, để xác định được nội dung cần tích hợp khi dạy học vật lý chúng ta cầnhiểu rõ “Tại sao cần đưa dạy học tích hợp vào môn vật lý?” và “Những kiến thức nào cóthể được tích hợp vào nội dung chương trình giảng dạy vật lý?”. Điều này xuất phát từchính vai trò cũng như đặc thù của môn vật lý trong chương trình phổ thông32.  Vật lý học nghiên cứu cấu trúc và các hình thức vận động của vật chất. Đây là cơsở của nhiều ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là hoá học và sinh học. Chính vì vậy nhiềukiến thức liên môn có thể tích hợp vào kiến thức vật lý.31 Nguyễn Văn Khải, Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào dạy học vật lý ở trường trung học phổthông để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, Đề tài khoa học cấp bộ, 2008.32 Vũ Văn Tảo, Những yêu cầu mới đối với chất lượng giáo dục theo quan điểm chất lượng là sự phùhợp với mục tiêu “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên” - ĐHQG Hà Nội, 2004. 207 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  Vật lý học nghiên cứu các dạng vận động cơ bản nhất của vật chất nên nhiều kiếnthức vật lý có liên quan chặt chẽ với các vấn đề cơ bản của triết học, tạo điều kiện pháttriển thế giới quan duy vật biện chứng ở HS.  Kiến thức Vật lý là cơ sở lý thuyết của việc chế tạo máy móc thiết bị dùng trongđời sống và sản xuất. Do đó việc dạy học vật lý góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp vàhướng nghiệp cho HS.  Ở phổ thông, Vật lý chủ yếu dựa trên phương pháp thực nghiệm, điều này đòi hỏikỹ năng quan sát tinh tế và tư duy lôgíc chặt chẽ, biện chứng. Do đó đóng vai trò quantrọng trong việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của HS. 2.2. Những nội dung có thể tích hợp trong quá trình dạy học vật lý Như vậy, trên cơ sở đặc thù của môn vật lý, chúng ta có thể thấy rằng bên cạnh việctrang bị những kiến thức và kĩ năng vật lý, giáo viên (GV) cần phải: - Phát triển tư duy khoa học ở HS: Rèn luyện những hành động, phương pháp chiếm lĩnh tri thức, vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề trong học tập và hoạt động thực tiễn sau này. - Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, giáo dục môi trường và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, giúp HS nắm được những nguyên lý cơ bản về cấu tạo và hoạt động của các máy móc được dùng đời sống sản xuất. - Trên cơ sở kiến thức vật lý vững chắc và có hệ thống, bồi dưỡng cho HS thế giớiquan duy vật biện chứng và những đức tính khác của người lao động. Chính vì vậy, việc tích hợp dạy học các kiến thức vật lí đồng thời giáo dục kĩ thuậttổng hợp, hướng nghiệp và rèn luyện tư duy, thế giới quan duy vật biện chứng cho họcsinh là rất cần thiết và là một trong những nhiệm vụ của người giáo viên vật lý. 2.3. Thực trạng và khó khăn của việc tích hợp trong dạy học vật lý hiện nay - Dạy học tích hợp chưa được quan tâm đúng mức: Như đã đề cập, mặc dù dạyhọc tích hợp đã được áp dụng và trở thành xu thế ở nhiều nước trên thế giới nhưng ởViệt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tuy nước ta đãxây dựng chương trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: