Đến Nhật: ngắm hoa anh đào và xem họa sĩ thi tranh
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.93 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nước Nhật vào đầu tháng Tư, cũng là mùa bước vào lễ hội hoa anh đào. Năm nay, do thời tiết lạnh kéo dài, những cây anh đào ở Tokyo vẫn kiên trì chúm nụ, chỉ mới vài cây lác đác nở hoa. Mặc dù mới lác đác thế, nhưng nhiều người đã đến đây; họ trải bạt, xí chỗ và hẹn nhau đến để uống rượu, tán dóc, và ngắm hoa.
.Những bông hoa anh đào đầu tiên bắt đầu nở ở công viên Ueno.
.Tụ tập bạn bè và uống rượu thưởng hoa là một truyền thống trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đến Nhật: ngắm hoa anh đào và xem họa sĩ thi tranh Đến Nhật: ngắm hoa anh đào và xem họa sĩ thi tranh . Nước Nhật vào đầu tháng Tư, cũng là mùa bước vào lễ hội hoa anh đào. Năm nay, do thời tiết lạnh kéo dài, những cây anh đào ở Tokyo vẫn kiên trì chúm nụ, chỉ mới vài cây lác đác nở hoa. Mặc dù mới lác đác thế, nhưng nhiều người đã đến đây; họ trải bạt, xí chỗ và hẹn nhau đến để uống rượu, tán dóc, và ngắm hoa. Những bông hoa anh đào đầu tiên bắt đầu nở ở công viên Ueno. Tụ tập bạn bè và uống rượu thưởng hoa là một truyền thống trong ngày lễ hội. Những túi bạt được quây vuông là thùng rác tạm thời để mọi người để rác vào khi ăn uống. Tokyo là một thành phố rất sạch. Ngoài đường, rất khó khăn khi tìm một đầu mẩu thuốc lá. Ở đây,họ cấm hút thuốc trên phố. Người Nhật rất yêu súc vật. Hai con mèo được chủ mang ra công viên sưởi nắng trên cây trở thành tâm điểm chú ý của rừng camera. Bảo tàng Tokyo Metropolian Art nằm trong khuôn viên của công viên Ueno. (Ảnh lấy từ internet) Một công trình được xây bằng gạch đỏ được thiết kế bởi kiến trúc sư Pháp. Người Nhật rất yêu văn hóa Pháp. Từng viên gạch ở đây đều được nhập khẩu từ châu Âu. Toàn cảnh cửa vào bảo tàng với những khối điêu khắc bằng kim loại. Lúc này, trong sân bảo tàng đang có một nhóm nhạc Jazz của Nhật đang chơi. Bảo tàng Tokyo Metropolitan Art được mở từ năm 1926. Nó mới được mở cửa trở lại vào tháng tư này sau một thời gian nâng cấp. Các lịch triển lãm ở đây thật nhiều. Trong cùng một lúc có thể có từ 3 đến 4 phòng triển lãm khác nhau. Sảnh chính của các phòng triển lãm. Ở đây họ đang quảng cáo cho triển lãm sắp đến: bộ sưu tập của các họa sĩ Hà lan từ 30. 6 cho đến 17. 9, sẽ trưng bày những bức tranh tuyệt đẹp của Vermeer. Bức “Cô gái với bông tai bằng ngọc trai” sẽ được treo ở đây. (Ảnh lấy từ internet) Cũng trong những ngày đầu tiên mở cửa lại bảo tàng, tại tầng hai đang trưng bày tranh của 133 họa sĩ Nhật. Đây là cuộc triển lãm thường niên của Hội Mỹ thuật Độc lập tổ chức. Hiệp hội này được thành lập năm 1930. Hàng năm, họ tổ chức các triển lãm và chọn ra những họa sĩ xuất sắc nhất. Năm nay, với 133 họa sĩ tham dự, họ chọn được 6 họa sĩ. Và vì đây là cuộc thi, nên tiêu chí của họ đặt ra cũng khá cụ thể. Gần như các tranh tham dự đều theo một khổ nhất định và phải được vẽ bằng tay, bằng các chất liệu màu khá truyền thống. Tranh in ấn, đồ họa hay các thể loại nghệ thuật mutimedia không nằm trong tiêu chí của hội. Có một điều khá vất vả cho người nước ngoài đến đây. Gần như không có ấn bản bằng tiếng Anh để còn đọc. Các tiêu đề tranh cũng hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Các nhân viên bảo tàng thì khổ sở khi được hỏi, và phải rất cố gắng và rất lịch sự để trả lời được bằng tiếng Anh. Thôi, có một số thông tin ít ỏi đây về danh tính một số họa sỹ, người viết xin được mang ra chia sẻ vậy. Sáu họa sĩ được giải lần này là: Misuru Michikawa, Ken Etsu, Miyaji Akito, Keiko Fukui, Reiko Tsuda, Tomoko Kitamura và Koishi Kawa. Tiêu đề và thời gian triển lãm. Hai tờ giấy dán phía dưới là danh sách của 133 họa sĩ tham gia triển lãm. Và đây là tác phẩm được giải của họa sĩ Reiko Tsuda. Tác phẩm được giải của họa sĩ Koishi Kawa. Sau đây là toàn cảnh của triển lãm và một số bức tranh, phù điêu tham gia cuộc thi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đến Nhật: ngắm hoa anh đào và xem họa sĩ thi tranh Đến Nhật: ngắm hoa anh đào và xem họa sĩ thi tranh . Nước Nhật vào đầu tháng Tư, cũng là mùa bước vào lễ hội hoa anh đào. Năm nay, do thời tiết lạnh kéo dài, những cây anh đào ở Tokyo vẫn kiên trì chúm nụ, chỉ mới vài cây lác đác nở hoa. Mặc dù mới lác đác thế, nhưng nhiều người đã đến đây; họ trải bạt, xí chỗ và hẹn nhau đến để uống rượu, tán dóc, và ngắm hoa. Những bông hoa anh đào đầu tiên bắt đầu nở ở công viên Ueno. Tụ tập bạn bè và uống rượu thưởng hoa là một truyền thống trong ngày lễ hội. Những túi bạt được quây vuông là thùng rác tạm thời để mọi người để rác vào khi ăn uống. Tokyo là một thành phố rất sạch. Ngoài đường, rất khó khăn khi tìm một đầu mẩu thuốc lá. Ở đây,họ cấm hút thuốc trên phố. Người Nhật rất yêu súc vật. Hai con mèo được chủ mang ra công viên sưởi nắng trên cây trở thành tâm điểm chú ý của rừng camera. Bảo tàng Tokyo Metropolian Art nằm trong khuôn viên của công viên Ueno. (Ảnh lấy từ internet) Một công trình được xây bằng gạch đỏ được thiết kế bởi kiến trúc sư Pháp. Người Nhật rất yêu văn hóa Pháp. Từng viên gạch ở đây đều được nhập khẩu từ châu Âu. Toàn cảnh cửa vào bảo tàng với những khối điêu khắc bằng kim loại. Lúc này, trong sân bảo tàng đang có một nhóm nhạc Jazz của Nhật đang chơi. Bảo tàng Tokyo Metropolitan Art được mở từ năm 1926. Nó mới được mở cửa trở lại vào tháng tư này sau một thời gian nâng cấp. Các lịch triển lãm ở đây thật nhiều. Trong cùng một lúc có thể có từ 3 đến 4 phòng triển lãm khác nhau. Sảnh chính của các phòng triển lãm. Ở đây họ đang quảng cáo cho triển lãm sắp đến: bộ sưu tập của các họa sĩ Hà lan từ 30. 6 cho đến 17. 9, sẽ trưng bày những bức tranh tuyệt đẹp của Vermeer. Bức “Cô gái với bông tai bằng ngọc trai” sẽ được treo ở đây. (Ảnh lấy từ internet) Cũng trong những ngày đầu tiên mở cửa lại bảo tàng, tại tầng hai đang trưng bày tranh của 133 họa sĩ Nhật. Đây là cuộc triển lãm thường niên của Hội Mỹ thuật Độc lập tổ chức. Hiệp hội này được thành lập năm 1930. Hàng năm, họ tổ chức các triển lãm và chọn ra những họa sĩ xuất sắc nhất. Năm nay, với 133 họa sĩ tham dự, họ chọn được 6 họa sĩ. Và vì đây là cuộc thi, nên tiêu chí của họ đặt ra cũng khá cụ thể. Gần như các tranh tham dự đều theo một khổ nhất định và phải được vẽ bằng tay, bằng các chất liệu màu khá truyền thống. Tranh in ấn, đồ họa hay các thể loại nghệ thuật mutimedia không nằm trong tiêu chí của hội. Có một điều khá vất vả cho người nước ngoài đến đây. Gần như không có ấn bản bằng tiếng Anh để còn đọc. Các tiêu đề tranh cũng hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Các nhân viên bảo tàng thì khổ sở khi được hỏi, và phải rất cố gắng và rất lịch sự để trả lời được bằng tiếng Anh. Thôi, có một số thông tin ít ỏi đây về danh tính một số họa sỹ, người viết xin được mang ra chia sẻ vậy. Sáu họa sĩ được giải lần này là: Misuru Michikawa, Ken Etsu, Miyaji Akito, Keiko Fukui, Reiko Tsuda, Tomoko Kitamura và Koishi Kawa. Tiêu đề và thời gian triển lãm. Hai tờ giấy dán phía dưới là danh sách của 133 họa sĩ tham gia triển lãm. Và đây là tác phẩm được giải của họa sĩ Reiko Tsuda. Tác phẩm được giải của họa sĩ Koishi Kawa. Sau đây là toàn cảnh của triển lãm và một số bức tranh, phù điêu tham gia cuộc thi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lễ hội hoa anh đào trường phái nghệ thuật xu hướng mỹ thuật nghệ sĩ nổi tưởng triển lãm nghệ thuật mỹ thuật hiện đại trào lưu nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 340 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 143 0 0 -
7 trang 83 0 0
-
10 trang 53 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 51 1 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 42 0 0 -
20 trang 40 0 0
-
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 39 0 0 -
4 trang 38 0 0
-
7 trang 35 0 0
-
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 34 0 0 -
12 trang 34 0 0
-
5 trang 33 0 0
-
Chuyện Về Bảo Tượng A Di Đà Chùa Phật Tích
10 trang 32 0 0 -
Thuật Điêu Khắc Tượng Phật Nhật Bản
4 trang 32 0 0 -
7 trang 32 0 0
-
Các bức điêu khắc độc đáo bằng diêm
8 trang 32 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 32 0 0 -
INSTALLATION ĐẾM CỪU TẠI NGÃ TƯ TIME SQUARE
3 trang 31 0 0 -
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 trang 31 1 0