Đẹp và Buồn(chương 7)
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 121.47 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong sách «Thắng cảnh Cố Đô», đoạn thường được trích dẫn là cảnh đêm hè trên bờ sông Namo. Sách viết: «Ghế dài nối nhau xếp dọc lối đi, sân thượng những trà đình tửu quán hai bên bờ vươn ra sông, ánh đèn phản chiếu trên nước lấp lánh như sao. Đám kép Kabuko xinh như con gái, khăn tía cột đầu, múi khăn phất phơ trong gió sông, thẹn thùng che quạt làm ai ưa nhìn không nỡ quay đi. Các kỹ nữ đẹp như tiên sa nhởn nhơ đi lại, xạ lan sực nức một vùng.»...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẹp và Buồn(chương 7)Chương 7 - BÔNG SEN TRONG LỬATrong sách «Thắng cảnh Cố Đô», đoạn thường được trích dẫn là cảnh đêm hè trên bờ sôngNamo. Sách viết:«Ghế dài nối nhau xếp dọc lối đi, sân thượng những trà đình tửu quán hai bên bờ vươn rasông, ánh đèn phản chiếu trên nước lấp lánh như sao. Đám kép Kabuko xinh như con gái,khăn tía cột đầu, múi khăn phất phơ trong gió sông, thẹn thùng che quạt làm ai ưa nhìnkhông nỡ quay đi. Các kỹ nữ đẹp như tiên sa nhởn nhơ đi lại, xạ lan sực nức một vùng.»Rồi đến đoạn về những người kể chuyện rong, và những trò vui khác:«Có những con khỉ biết đóng tuồng, những con chó biết đánh vật, những con ngựa biết làmxiếc, những tay múa rối hay đi trên dây... Còn âm thanh thì có tiếng rao hàng, tiếng nước rócrách trong tiệm bán thạch chè, tiếng phong linh thủy tinh leng keng trong gió chiều... Nhữnggiống chim lạ thổ sản của Nhật hay nhập từ Trung Quốc, những thú rừng bắt từ trên núixuống... tất cả được gom lại tại một khu. Khách truy hoan đủ hạng vui vẻ tiệc tùng.Năm 1690, thi hào Basho cũng đã tới đây. Ông viết: «Dạ tiệc ven sông gọi là cho một đêm hèthật ra sẽ kéo dài từ lúc mặt trời lặn buổi chiều cho tới lúc trăng lặn buổi sáng. Sân thượngsắp lượt hai bên sông làm chỗ ăn uống tiệc tùng. Đàn bà xiêm áo lộng lẫy, đàn ông y phụcbảnh bao, sư sãi cũng như bô lão trà trộn với mọi người, và cả mấy chú thợ đóng thùng haymấy bác thợ rèn cũng ca hát vui nhộn... Đúng là cảnh kinh kỳ.»Basho còn có thơ cho cảnh:«Gió sông phơi phớiTấm áo mới trên lưngTa ra đườngĐêm hè nghe mát rượi...»Sau thời Minh Trị, đáy sông được vét sâu thêm, và tầu điện đi Osaka chạy trên bờ phía đông.Thế là hết những đêm trên sông sáng như ban ngày với đèn lồng, lửa trại, cửa hàng giải trí,trò vui múa lộn, xiếc đi trên dây, cầm thú hiếm hoi, vân vân... Bây giờ chỉ còn sót lại nhữngsân thượng các trà thất hay tửu lầu dọc hai phố Kiyamachi và Ponto-cho, như vang bóng mộtthời của những dạ yến bên sông năm xưa.»Những gì đã đọc về «Đêm hè ven sông», Otoko chỉ nhớ thuộc đoạn tả các chàng kép Kabukiđẹp như gái thẹn thùng trong ánh trăng ngà, xòe quạt che mặt, múi khăn tía bịt đầu bay phấtphới trong gió sông. Lần đầu tiên gặp Keiko, nàng nhớ lại những chàng kép niên thiếu xinhtrai ấy.Hôm nay ngồi với Keiko trên sân thượng trà thất Ofus, đoạn văn trở về trong ký ức. Có thểnhững kép Kabuki mềm mại và nhiều nữ tính hơn cô bé Keiko giống trai của bữa gặp gỡ banđầu. Và Otoko biết chính nàng đã biến cô gái thành thiếu nữ thanh lịch bây giờ.Otoko nói:- Keiko, em có nhớ lần đầu em đến với cô không?- Cô cứ phải nhắc mãi chuyện ấy sao?- Hôm ấy thấy em, cô nghĩ tới một con quỷ con đang hiện hình.Keiko nắm tay Otoko, bỏ ngón út vào miệng vừa cắn vừa nhìn trộm Otoko. Rồi cô gái lẩmnhẩm như đọc bài: «Chiều xuân ấy đầy sa mù... Và em như chập chờn trong làn sương mỏngxanh nhạt đang buông xuống khu vườn...»Đó là những lời chính Otoko đã nói với Keiko. Cô gái không quên và hôm nay nhắc lại. Cả haiđã nhắc lại câu nói nhiều lần.Keiko biết rõ là Otoko vẫn tự trách mình đã quyến luyến học trò, sự quyến luyến sau cùng đãtrở thành mối luyến ái say đắm.Trong trà thất bên cạnh, đèn giấy đặt bốn góc sân thượng, mấy cô kỹ nữ đang tiếp một ôngkhách độc thân. Ông ta dáng lực điền, đầu hói tuy chưa già lắm. Khách nhìn ra sông, hững hờcâu chuyện với các cô kỹ nữ. Không biết ông ta còn đợi bạn chưa tới, hay đợi đêm xuống. Trờicòn sáng nên những cây đèn thắp sớm trông như vô dụng.Sân thượng nhà bên gần như có thể với tay sang được. Các trà thất xây sân thượng chìa rasông, không mái mà cũng không mành, thông thống từ đầu phố đến cuối phố. Không bận tâmvì chỗ thiếu riêng tư, Keiko cắn mạnh ngón út của Otoko. Nàng đau điếng nhưng không nhúcnhích. Keiko đưa lưỡi nghịch đầu ngón tay nàng, rồi nhả ra và nói:- Cô vừa tắm, ngón tay nhạt phèo à...Cảnh đẹp làm Otoko nguội cơn giận. Nàng suy nghĩ có lẽ tại nàng mà Keiko đã hư hỏng vàngủ với Oki. Keiko vừa xong trung học khi tới thăm nàng lần đầu. Cô gái kể đã bị chinh phụctức thì sau khi thấy tranh của Otoko tại một cuộc triển lãm và ảnh của nàng trong một nguyệtsan hội họa. Đó là cuộc triển lãm ở Kyoto. Quần chúng nhiệt liệt hâm mộ tác phẩm của Otoko,và nàng đã đoạt được một giải thưởng. Bức tranh trúng thưởng ấy Otoko lấy cảm hứng từ mộttấm ảnh năm 1877 chụp một ca kỹ tên là Okayo, để vẽ thành hai ca nhi đang chơi đố chữ.Tấm ảnh dùng xảo thuật đưa ra hai hình của cùng một kỹ nữ Okayo. Hai cô gái ăn mặc giốnghệt nhau. Một cô nhìn thẳng, ngón tay xòe ra, trong khi cô kia trong thế bán diện thì bàn taylại nắm lại. Otoko thấy bàn tay, nét mặt và thân hình hai cô gái ngộ nghĩnh. Cô gái bên phảixòe ngón cái rời xa ngón trỏ, trong khi các ngón khác lại cong ra đàng sau. Otoko cũng thíchchiếc áo hoa in của cô kỹ nữ, tuy không đoán được màu vì ảnh trắng đen. Hai cô gái ngồi đốidiện lò sưởi bên trên có treo ấm nước bằng gang. Ngoài ra còn có một nậm sa-kê, nhưngOtoko thấy những chi tiết này tầm thường và thừa thãi nên đã b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẹp và Buồn(chương 7)Chương 7 - BÔNG SEN TRONG LỬATrong sách «Thắng cảnh Cố Đô», đoạn thường được trích dẫn là cảnh đêm hè trên bờ sôngNamo. Sách viết:«Ghế dài nối nhau xếp dọc lối đi, sân thượng những trà đình tửu quán hai bên bờ vươn rasông, ánh đèn phản chiếu trên nước lấp lánh như sao. Đám kép Kabuko xinh như con gái,khăn tía cột đầu, múi khăn phất phơ trong gió sông, thẹn thùng che quạt làm ai ưa nhìnkhông nỡ quay đi. Các kỹ nữ đẹp như tiên sa nhởn nhơ đi lại, xạ lan sực nức một vùng.»Rồi đến đoạn về những người kể chuyện rong, và những trò vui khác:«Có những con khỉ biết đóng tuồng, những con chó biết đánh vật, những con ngựa biết làmxiếc, những tay múa rối hay đi trên dây... Còn âm thanh thì có tiếng rao hàng, tiếng nước rócrách trong tiệm bán thạch chè, tiếng phong linh thủy tinh leng keng trong gió chiều... Nhữnggiống chim lạ thổ sản của Nhật hay nhập từ Trung Quốc, những thú rừng bắt từ trên núixuống... tất cả được gom lại tại một khu. Khách truy hoan đủ hạng vui vẻ tiệc tùng.Năm 1690, thi hào Basho cũng đã tới đây. Ông viết: «Dạ tiệc ven sông gọi là cho một đêm hèthật ra sẽ kéo dài từ lúc mặt trời lặn buổi chiều cho tới lúc trăng lặn buổi sáng. Sân thượngsắp lượt hai bên sông làm chỗ ăn uống tiệc tùng. Đàn bà xiêm áo lộng lẫy, đàn ông y phụcbảnh bao, sư sãi cũng như bô lão trà trộn với mọi người, và cả mấy chú thợ đóng thùng haymấy bác thợ rèn cũng ca hát vui nhộn... Đúng là cảnh kinh kỳ.»Basho còn có thơ cho cảnh:«Gió sông phơi phớiTấm áo mới trên lưngTa ra đườngĐêm hè nghe mát rượi...»Sau thời Minh Trị, đáy sông được vét sâu thêm, và tầu điện đi Osaka chạy trên bờ phía đông.Thế là hết những đêm trên sông sáng như ban ngày với đèn lồng, lửa trại, cửa hàng giải trí,trò vui múa lộn, xiếc đi trên dây, cầm thú hiếm hoi, vân vân... Bây giờ chỉ còn sót lại nhữngsân thượng các trà thất hay tửu lầu dọc hai phố Kiyamachi và Ponto-cho, như vang bóng mộtthời của những dạ yến bên sông năm xưa.»Những gì đã đọc về «Đêm hè ven sông», Otoko chỉ nhớ thuộc đoạn tả các chàng kép Kabukiđẹp như gái thẹn thùng trong ánh trăng ngà, xòe quạt che mặt, múi khăn tía bịt đầu bay phấtphới trong gió sông. Lần đầu tiên gặp Keiko, nàng nhớ lại những chàng kép niên thiếu xinhtrai ấy.Hôm nay ngồi với Keiko trên sân thượng trà thất Ofus, đoạn văn trở về trong ký ức. Có thểnhững kép Kabuki mềm mại và nhiều nữ tính hơn cô bé Keiko giống trai của bữa gặp gỡ banđầu. Và Otoko biết chính nàng đã biến cô gái thành thiếu nữ thanh lịch bây giờ.Otoko nói:- Keiko, em có nhớ lần đầu em đến với cô không?- Cô cứ phải nhắc mãi chuyện ấy sao?- Hôm ấy thấy em, cô nghĩ tới một con quỷ con đang hiện hình.Keiko nắm tay Otoko, bỏ ngón út vào miệng vừa cắn vừa nhìn trộm Otoko. Rồi cô gái lẩmnhẩm như đọc bài: «Chiều xuân ấy đầy sa mù... Và em như chập chờn trong làn sương mỏngxanh nhạt đang buông xuống khu vườn...»Đó là những lời chính Otoko đã nói với Keiko. Cô gái không quên và hôm nay nhắc lại. Cả haiđã nhắc lại câu nói nhiều lần.Keiko biết rõ là Otoko vẫn tự trách mình đã quyến luyến học trò, sự quyến luyến sau cùng đãtrở thành mối luyến ái say đắm.Trong trà thất bên cạnh, đèn giấy đặt bốn góc sân thượng, mấy cô kỹ nữ đang tiếp một ôngkhách độc thân. Ông ta dáng lực điền, đầu hói tuy chưa già lắm. Khách nhìn ra sông, hững hờcâu chuyện với các cô kỹ nữ. Không biết ông ta còn đợi bạn chưa tới, hay đợi đêm xuống. Trờicòn sáng nên những cây đèn thắp sớm trông như vô dụng.Sân thượng nhà bên gần như có thể với tay sang được. Các trà thất xây sân thượng chìa rasông, không mái mà cũng không mành, thông thống từ đầu phố đến cuối phố. Không bận tâmvì chỗ thiếu riêng tư, Keiko cắn mạnh ngón út của Otoko. Nàng đau điếng nhưng không nhúcnhích. Keiko đưa lưỡi nghịch đầu ngón tay nàng, rồi nhả ra và nói:- Cô vừa tắm, ngón tay nhạt phèo à...Cảnh đẹp làm Otoko nguội cơn giận. Nàng suy nghĩ có lẽ tại nàng mà Keiko đã hư hỏng vàngủ với Oki. Keiko vừa xong trung học khi tới thăm nàng lần đầu. Cô gái kể đã bị chinh phụctức thì sau khi thấy tranh của Otoko tại một cuộc triển lãm và ảnh của nàng trong một nguyệtsan hội họa. Đó là cuộc triển lãm ở Kyoto. Quần chúng nhiệt liệt hâm mộ tác phẩm của Otoko,và nàng đã đoạt được một giải thưởng. Bức tranh trúng thưởng ấy Otoko lấy cảm hứng từ mộttấm ảnh năm 1877 chụp một ca kỹ tên là Okayo, để vẽ thành hai ca nhi đang chơi đố chữ.Tấm ảnh dùng xảo thuật đưa ra hai hình của cùng một kỹ nữ Okayo. Hai cô gái ăn mặc giốnghệt nhau. Một cô nhìn thẳng, ngón tay xòe ra, trong khi cô kia trong thế bán diện thì bàn taylại nắm lại. Otoko thấy bàn tay, nét mặt và thân hình hai cô gái ngộ nghĩnh. Cô gái bên phảixòe ngón cái rời xa ngón trỏ, trong khi các ngón khác lại cong ra đàng sau. Otoko cũng thíchchiếc áo hoa in của cô kỹ nữ, tuy không đoán được màu vì ảnh trắng đen. Hai cô gái ngồi đốidiện lò sưởi bên trên có treo ấm nước bằng gang. Ngoài ra còn có một nậm sa-kê, nhưngOtoko thấy những chi tiết này tầm thường và thừa thãi nên đã b ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 385 10 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 249 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 243 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
Mười hai học thuyết về bản tính của con người: Phần 1
260 trang 185 0 0 -
Truyện Harry Potter và chiếc cốc lửa
1938 trang 168 0 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 2
610 trang 165 6 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 120 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 trang 115 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 114 0 0