Danh mục

Di cư do biến đổi khí hậu, áp lực môi trường: Câu chuyện phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ cộng đồng gốc của những người di cư (Nghiên cứu trường hợp vùng thượng nguồn xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang)

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Suốt thời gian qua, đời sống của người dân nhập cư tại các đô thị luôn là chủ đề thu hút. Trong khi những những hệ quả của di dân đối với cộng đồng ở tại quê gốc vẫn còn rất ít nghiên cứu đề cập, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), áp lực môi trường. Chính vì thế nó là một chủ đề cần phải được quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đương đại. Bởi dĩ, bên cạnh những đóng góp của tích cực của dòng di dân đối với quê gốc, nó còn để lại nhiều áp lực tương tự mà buộc những người thân ở lại quê gốc phải gánh chịu trong bối cảnh BĐKH, áp lực môi trường ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tại những cộng đồng nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đáng lưu ý hơn nữa khi khu vực này đa phần lại là những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ, người bệnh,… Vì vậy có thể nói rằng, chính vấn đề di dân trong bối cảnh BĐKH đã là gia tăng những áp lực trong lĩnh vực an sinh xã hội, phát triển kinh tế và kể cả làm giảm khả năng ứng phó với BĐKH của địa phương (quê gốc).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di cư do biến đổi khí hậu, áp lực môi trường: Câu chuyện phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ cộng đồng gốc của những người di cư (Nghiên cứu trường hợp vùng thượng nguồn xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang) DI CƯ DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG: CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHÌN TỪ CỘNG ĐỒNG GỐC CỦA NHỮNG NGƯỜI DI CƯ (Nghiên cứu trường hợp vùng thượng nguồn xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang) Nguyễn Văn Bình  TÓM TẮT Suốt thời gian qua, đời sống của người dân nhập cư tại các đô thị luôn là chủ đề thu hút. Trong khi những những hệ quả của di dân đối với cộng đồng ở tại quê gốc vẫn còn rất ít nghiên cứu đề cập, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), áp lực môi trường. Chính vì thế nó là một chủ đề cần phải được quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đương đại. Bởi dĩ, bên cạnh những đóng góp của tích cực của dòng di dân đối với quê gốc, nó còn để lại nhiều áp lực tương tự mà buộc những người thân ở lại quê gốc phải gánh chịu trong bối cảnh BĐKH, áp lực môi trường ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tại những cộng đồng nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đáng lưu ý hơn nữa khi khu vực này đa phần lại là những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ, người bệnh,… Vì vậy có thể nói rằng, chính vấn đề di dân trong bối cảnh BĐKH đã là gia tăng những áp lực trong lĩnh vực an sinh xã hội, phát triển kinh tế và kể cả làm giảm khả năng ứng phó với BĐKH của địa phương (quê gốc). 1. Đặt vấn đề “Biến đổi khí hậu toàn cầu được xem như là một cuộc khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng nhất mà nền văn mình nhân loại đang phải đối diện” (Phạm Thị Ngọc Trầm, 2010:16). Bởi nó không chỉ làm thay đổi môi trường tự nhiên, mà còn trở thành một mối đe dọa trực tiếp đến vấn đề phát triển bền vững của một quốc gia, khi các mục tiêu về kinh tế- xã hội không được đảm bảo. Trong khi đó, Đồng bằng công Cửu Long (hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ) đã được đề cập trong báo cáo của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, hiện là một trong ba khu vực trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) (Lê Thanh Sang, 2009:37). Không dừng lại ở đó, đây còn là một nơi tập trung đông dân cư, là nơi cư trú của hơn 18 triệu dân, chiếm 22% dân số Việt Nam. Chính vì vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ của các yếu tố môi  Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 252 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH trường, khí hậu sẽ làm ảnh hưởng đến hàng loạt hộ gia đình và gia tăng nguy cơ mất chỗ ở, có thể phải rời khỏi khu vực đang sinh sống (Care, 2008:15). Theo đánh giá của Trung tâm giám sát dịch chuyển dân số trong nước cho thấy:“Việt Nam đứng thứ 17 trong số 82 quốc gia có số người di trú lớn nhất do thiên tai, với hơn 1 triệu người phải di dời nơi sinh sống trong giai đoạn 2008-2012.”(UNDP,2014:7). Đặc biệt theo IPCC, năm 2007 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được xác định là một trong ba điểm nóng của toàn cầu về nguy cơ di dân do hậu quả nước biển dâng và được dự báo đến năm 2050 nơi đây sẽ có hơn 1 triệu người phải đối mặt với nguy cơ di dời do mất nơi ở và hoạt động sinh kế nếu không có hành động quyết liệt nào can thiệp (UNDP,2014:6). Ngoài ra, cùng với tốc độ tăng nhanh của dân số tại những vùng bị tác động bởi hiểm họa khí hậu khả năng xảy ra di cư trong tương lai sẽ càng cao hơn (UNDP,2014:1). Bên cạnh yếu tố Biến đổi khí hậu, “những áp lực về môi trường lên ĐBSCL cũng đã là một nhân tố góp phần tạo nên các luồng di cư lớn trong thập kỹ vừa qua.”(IOM,2016:8). Đặc biệt nhạy cảm hơn hết bởi yếu tố địa chính trị, chính vị trí địa lý của ĐBSCL là vùng hạ lưu của sông Mê Kông nên khi có bất cứ một tác động tiêu cực nào từ phía thượng nguồn, thì đời sống của người dân ở vùng ĐBSCL sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Theo Care (2008) cho rằng: “Vấn đề suy thoái môi trường đặc biệt là những ảnh hưởng gây ra bởi lũ lụt là một tác nhân góp phần dẫn đến tình trạng mất chỗ ở và di cư ở ĐBSCL.” (Care,2008:15). Đã nhắc đến tính dễ tổn thương của ĐBSCL dưới tác động của BĐKH và các áp lực môi trường thì không thể bỏ qua trường hợp An Giang. Bởi vì, đây là một tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL, là nơi đầu tiên tiếp nhận dòng chảy của sông Mê Kông đổ từ Campuchia về Việt Nam. Là nơi tập trung đông dân cư nhất với diện tích đứng thứ 4 của vùng và được xác định là một trong bốn 4 tỉnh (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau) vùng ĐBSCL đang chịu tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu hàng năm (Mai Thị Vân Anh,2010). Chính điều đó đã đặt ra cho khu vực này một bối cảnh vô cùng đặc biệt, nó có thể trở thành một điểm nóng đáng lưu ý của các dòng di cư và tình t ...

Tài liệu được xem nhiều: