Danh mục

Di tích và di vật Chăm trên vùng đất Quảng Trị và Thừa Thiên

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 755.80 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu di tích và di vật Chăm ở vùng đất Quảng-trị; di tích và hiện vật Chăm ở vùng đất Thừa-Thiên Huế. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di tích và di vật Chăm trên vùng đất Quảng Trị và Thừa ThiênTạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 123 DI TÍCH VÀ DI VẬT CHĂM TRÊN VÙNG ĐẤT QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN Nguyên tác: Léopole Cadière* Người dịch: Salem Phan** I. Di tích và di vật Chăm ở vùng đất Quảng-trị Nếu Quảng-bình nghèo nàn về di vật Chăm thì Quảng-trị ngược lại. Nhữngcư dân trước người An-nam đã để lại nơi này nhiều dấu vết về sự cư trú. Chúng tacó thể thấy rõ được lý do của sự khác biệt này qua sự kiện trên vùng đất Quảng-trị- Châu Ô烏州 xưa, chỉ được nhượng lại cho người An-nam vào năm 1294 (Cangmục, VIII, 45b), tức là hơn 200 năm sau việc nhượng đất Quảng-bình và rằngnhững người mới đến cư trú tại Quảng-bình có nhiều thời gian để làm biến mấtnhững di tích do những người tiền trú gầy dựng nên, tất nhiên các di vật cũng dễdàng theo đó mà biến mất. Đặc biệt, cần phải nhìn nhận rằng Quảng-bình gần nhưlà ranh giới của khu vực dân tộc Chăm về phía bắc. Ở vùng đất xa xôi của vươngquốc này họ chỉ để lại rất ít các công trình mang tính lâu bền. Dù danh sách mà tôi đưa ra đây sẽ được bổ sung sau này, tôi cũng đánh sốcác di tích và đưa lên đầu danh sách các di vật đã được nói đến trong cuốn l’Atlasarchéologique (Tập Bản đồ khảo cổ học) của tác giả M. Lunet le Lajonquière. 1. Cu-hoan.(1) Một số tác phẩm điêu khắc. 2. Hải Lăng. Địa điểm một đền thờ. 3. Nhan-biễu.(2) Một số tác phẩm điêu khắc. Những tác phẩm điêu khắc nàyđược dựng trên nền một di tích đã bị bỏ phế, nhưng không nên quên rằng hai tácphẩm điêu khắc khác nhau hiện đang được bảo quản tại Bưu điện Quảng-trị cónguồn gốc từ nơi này. (Xem BEFEO, 1, số 5, tr. 251). Xem chi tiết bên dưới, mụcsố 12, có một di tích Chăm khác nằm ở phần đất của ngôi làng này. Di tích đã nêu ởđây được gọi là Chùa-phật-lồi, “Ngôi chùa thờ các vị Phật của người Chăm”, nằmở tả ngạn sông Quảng-trị, tại khoảnh đất bìa làng.* Nguồn: Cadière Léopold. Monuments et souvenirs chams du Quảng-trị et du Thừa-thiên. Đăngtrong: Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient. Tome 5, 1905. pp. 185-195; https://www.persee.fr/doc/befeo_0336-1519_1905_num_5_1_2637 (Tài liệu được công bố ngày 07/02/2019).Chúng tôi giữ nguyên cách ghi chính tả tiếng Việt theo nguyên bản. Chú thích cuối trang là củatác giả. Chú thích người dịch đặt ở cuối bài. ND.** Thành phố Huế.124 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 4. Cổ-thành.(3) Những mảnh vỡ của các pho tượng. Những pho tượng này,số lượng có thể hai hoặc nhiều hơn, cách đây chừng vài tháng còn được thờ tạiđịa điểm gọi là Chợ-sãi,(4) ở nơi hợp lưu giữa sông Quảng-trị và một nhánh sôngthông thương giữa Quảng-trị với bên bờ hữu ngạn sông Thừa-thiên. Nhưng làngCổ-thành, do không bằng lòng với việc người ta đã lấy cớ vì lợi ích chung màdời cái chợ của họ đi chỗ khác nên đã trả thù đối với các pho tượng ấy bằng cáchđưa chúng đến bờ tả ngạn của con sông, ở giữa một cánh đồng đối diện với thànhQuảng-trị hiện nay. Pho tượng lớn hẳn đã tìm thấy ở địa phận Cổ-thành, cạnh mộtnơi được gọi là Mô-súng (La Cible). Tôi chưa thể nhận ra được vị trí của nó trongchuyến điền dã. Còn pho tượng nhỏ đã được tìm thấy tại vùng đất Hậu-kiên, giápvới Cổ-thành ở hạ lưu, trong một đống gạch cổ có kích thước lớn mà trong quátrình xói lở của dòng sông đã làm lộ ra, ngày nay khoảng đất ấy không còn tồn tại,nơi đầu nguồn toàn bộ vùng đất đã biến thành con sông. Trong tác phẩm L’Inventaire sommaire des Monuments Chams de l’Annam(Thống kê danh mục di tích của An-nam), in thạch bản, Hà Nội, 1900, người ta xácnhận đó là tượng thần Çiva. Điều này cần thiết cho việc xác định khu chợ được gọilà Chợ-sãi (Marché du Bonze), có nghĩa là chợ của các sư sãi. Truyền thuyết kểrằng: ở đây xưa kia từng có một ngôi chùa, gần chùa có một khu chợ. Ở phần sautôi sẽ đưa ra những ví dụ về các ngữ nghĩa không đúng đã được người An-nam gánghép vào những từ ngữ mà họ không hiểu. Ở đây có thể thấy hiện tượng như vậy.Tuy nhiên, ta cần dựa vào sự việc này để xác định vị thần được sùng bái tại đây. Xem chi tiết ở mục số 8, một di vật Chăm khác cũng nằm trên vùng đất củachính ngôi làng [Cổ-thành]. 5. Bích-la.(5) Những tác phẩm điêu khắc. Các bức điêu khắc này nằm tại vị trícủa một tháp Chăm đã bị đổ nát và đều được gọi là Phật-lồi (les Bouddhas chams).Có một cái ô trán cửa (tympan) được chạm khắc, nhiều viên đá đẽo có kích cỡ khácnhau và một cái bàn thờ vuông, giữa có lỗ tròn để cắm linga dành cho lễ cầu đảo,(6)bàn thờ này nằm tại một ngôi miếu (édicule) nhỏ ven đường của người An-nam. Ở phía tây ngọn tháp đổ nát nay chỉ còn là một đống gạch, có một hàng ràođược trồng bằng những cây lớn men theo một con mương nhỏ. Nó được gọi làThành (le Mur, l’Enceinte fortifiée). Dọc theo cái thành n ...

Tài liệu được xem nhiều: