Danh mục

Đi tìm vẻ đẹp trong ca dao dân ca.

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.45 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi xin bắt đầu bài viết này từ một câu ca dao mà tôi bắt gặp năm 1988, tại Vũng Liêm, do một cô giáo sinh đọc ngoài cửa phòng nghỉ của tôi, nhưng cố tình cho tôi nghe được. Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta Câu ca dao bình thường thôi, nhưng phải nghe đúng ngữ điệu của cô gái ấy, tình cảm của cô gái ấy, mới thấm hết cái hay rất thật của nó. Bởi vậy ở Nam Bộ, bên cạnh đờn ca vọng cổ và bản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi tìm vẻ đẹp trong ca dao dân ca.ĐI TÌM VẺ ĐẸP CA DAO DÂN CAHỒ TĨNH TÂM Tôi xin bắt đầu bài viết này từ một câu ca dao mà tôi bắt gặp năm 1988, tại VũngLiêm, do một cô giáo sinh đọc ngoài cửa phòng nghỉ của tôi, nhưng cố tình cho tôi ngheđược. Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta Câu ca dao bình thường thôi, nhưng phải nghe đúng ngữ điệu của cô gái ấy, tìnhcảm của cô gái ấy, mới thấm hết cái hay rất thật của nó. Bởi vậy ở Nam Bộ, bên cạnh đờnca vọng cổ và bản vắn, còn có một hình thức rất phổ biến là ca ra bộ - nghĩa là người caphải vừa hát vừa ra bộ bằng gương mặt, ánh mắt, thân hình, đôi bàn tay, bàn chân… đểdiễn tả cho hết tình cảm của mình gởi trong câu hát. Trong phạm vi bài này, tôi xin phépnhận xét về ca dao dân ca Nam Bộ dưới góc độ ấy. Của một vùng văn hóa rộng lớn đãsản sinh ra nó. Trước hết xin nói qua về sự hình thành vùng văn hóa Nam BộI. TỪ VÙNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN NAM BỘ ĐẾN VÙNG VĂN HÓA NAM BỘHÔM NAY Theo những khám phá của các nhà khảo cổ học, con người đã có mặt ở vùng đấtNam Bộ khá lâu đời. Nếu căn cứ theo những di chỉ cư trú và di cốt của con người ở ÓcEo, Ba Thê, Núi Nổi… thì từ cách đây 4.000 đến 5.000 năm, con người đã có mặt ở vùngđất còn chứa nhiều nước mặn, sình lầy, cây dại và dã thú này; đồng thời họ cũng để lạinhiều dấu ấn văn hóa khá đặc trưng về vùng miền, mà sinh động và thiết thực nhất là ởvùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Rất tiếc là các di tích của nền văn minh ấychỉ cho chúng ta thấy rằng, nền văn minh ấy chỉ hứng khởi lên khoảng vài trăm năm rồibị chìm lấp trong lòng đất miền Tây, với những hình ảnh hư ảo còn lại của một vươngquốc Phù Nam, hay một nước Chí Tôn trong sử sách, bia ký cổ. Công cuộc mở đất phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam, chỉ thậtsự định hình từ những cuộc di dân lớn của người Việt ở TK XVI và đầu TK XVII. Đó làquá trình di dân tự nhiên, quá trình di dân cơ chế và quá trình chuyển cư tại chỗ. Quátrình di dân tự nhiên là quá trình di dân lẻ tẻ, chưa đủ để định hình bản sắc văn hóa củavùng đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn tiến hành những cuộc di dân cơ chế lớn từ vùng NgũQuảng vào, kết hợp với sự di dân cơ chế sau thất bại của nhà Minh trước triều MãnThanh (do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu cầm đầu), cùng với việc didân cơ chế trước TK XV của những lớp cư dân cổ Khơme đến từ nhiều vùng trên đấtnước Campuchia, tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của vua chúaXiêm La, và sự di dân cơ chế của người Chăm Hồi giáo đến vùng Châu Đốc, kết hợp vớiquá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để lập làng lập ruộng, vùng vănhóa mang bản sắc Nam Bộ mới thật sự hình thành. Chính nhờ quá trình chuyển cư tạichỗ, mới có việc thúc đẩy sự gần gũi giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng dân tộc, Muốn tìm hiểu đặc trưng vùng văn hóa, tất nhiên phải lấy đặc điểm tính cách conngười làm trung tâm để xem xét. Bởi vì con người là chủ nhân của mọi ngôn ngữ và hànhđộng, tác động sâu sắc đến âm nhạc, sân khấu, văn học, cũng như kiến trúc, hội họa, lễhội và phong tục… Tất nhiên, đó là cộng đồng những tộc người cùng chung sống trênnền địa địa lý tự nhiên của vùng phù sa cổ miền Đông và vùng phù sa mới miền Tây NamBộ, mà tâm lý tính cách bị chi phối khá mạnh bởi hoàn cảnh địa lý, kinh tế - xã hội vàquá trình phức hợp của nó theo từng bước phát triển của vùng dân cư rộng lớn này. Tấtnhiên, chúng ta không thể phân chia rạch ròi từng vùng văn hóa trên cả nước, nhưng căncứ vào những đặc điểm văn hóa khu biệt nhất định, chúng tôi tạm gọi là vùng địa văn hóaNam Bộ để làm tiêu chí xem xét. Theo đó, nhiều nhà nhân chủng học, dân tộc học… đều có chung nhận định tươngđối thống nhất về tính cách người Nam Bộ, tựu trung gồm những nét chính sau đây: hàohiệp trong cuộc sống, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo thủ. Ca dao dân ca Nam Bộ là bộ phận hợp thành của một phần văn hóa các tộc ngườichung sống trong cộng đồng cư dân Nam Bộ, nó có sự ảnh hưởng, giao lưu và hội nhậplẫn nhau rất lớn; chính vì vậy, theo thời gian, nó càng ngày càng phát triển với một diệnmạo đặc trưng, tương đối khu biệt so với các nền văn hóa của các vùng miền khác nhautrong cả nước. Chẳng hạn: dân ca Tây Bắc thường có đường nét giai điệu mềm mại, tiếttấu khoan thai, như các điệu hát Sli, hát lượn, hát xòe hoa...; dân ca Tây Nguyên thườngcó đường nét giai điệu mạnh mẽ, tiết tấu nhanh, dồn dập...; dân ca Trung Bộ thườngchậm, buồn, thiết tha, man mác với các điệu hò hụi, hò khoan, lý hoài nam.... Dân caNam Bộ là tổng hòa của nhiều tính cách, tạo thành những mới lạ trong giai điệu, tiết tấucũng như trong ca từ - mà chỉ riêng hát lý đã chứng tỏ sự giàu có đến vô cùng tận, từ lýcon cóc, lý con nhái, lý con cá trê, lý con chuột, lý con mèo, lý đương đệm, lý cái phảng,lý cây ổi, lý cây bần, lý chim quyên, lý bình vôi, lý bờ đắp, lý hố mơi, lý bốn cửa qu ...

Tài liệu được xem nhiều: