Danh mục

Dịch vụ logistics theo quy định của Luật Thương mại

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.17 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy, dịch vụ logistics còn có những quy định đặc thù được Luật Thương mại điều chỉnh như phạm vi dịch vụ, các trường hợp miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và định đoạt tài sản cầm giữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dịch vụ logistics theo quy định của Luật Thương mại DỊCH VỤ LOGISTICS THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI LS Trương Nhật Quang1 Luật Thương mại có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến nay hơn15 năm, không có sửa đổi, bổ sung, trong khi hầu hết các luật quan trọng khác chỉ có hiệulực khoảng 10 năm hoặc thậm chí ngắn hơn (như Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, LuậtĐầu tư, Luật Đất đai…). Điều đó chứng tỏ những quy định của Luật Thương mại vẫn thíchứng được với những thay đổi của hoạt động thương mại đang diễn ra sôi động tại ViệtNam. Trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều thay đổi, Luật Thương mại trởthành một trong số rất ít luật có tuổi thọ trên 15 năm mà không có sự sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, Luật Thương mại ra đời trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO), một số cam kết về dịch vụ của Việt Nam được thực hiện trên cơ sởnhững quy định vào thời điểm gia nhập năm 2006, đến nay pháp luật Việt Nam đã có sựthay đổi dẫn đến một số quy định trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ không còn tươngthích với quy định mới. Hiến pháp năm 2013 xác định rõ “nền kinh tế Việt Nam là nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thànhphần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Điều 51) và “Nhà nước xây dựng vàhoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường”(Điều 52). Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) đã quy định theo hướng tăng cường tính ổnđịnh của quan hệ hợp đồng như một yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường thì nhữngquy định của Luật Thương mại cần được sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh có hiệuquả các quan hệ pháp luật thương mại đa dạng như hiện nay. Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế, đóngvai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địaphương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và được điều chỉnh bởi rấtnhiều luật khác nhau, đặc biệt là các luật về giao thông, vận tải đường bộ, đường sắt, hànghải, hàng không, bảo hiểm, hải quan, dân sự... Bên cạnh đó, dịch vụ logistics còn có nhữngquy định đặc thù được Luật Thương mại điều chỉnh như phạm vi dịch vụ, các trường hợp1 Phó Chủ nhiệm ĐLS tỉnh Bình Dương, Trưởng VPLS Ánh Sáng Luật 119miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và định đoạt tài sản cầm giữ.Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, trong đó có bổ sung, sửa đổi nội dungvề dịch vụ logistics trong Luật Thương mại là một trong giải pháp để nâng cao năng lựccủa ngành logistics theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủtướng Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao nănglực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Dưới đây, chúng tôitrao đổi những vấn đề liên quan của dịch vụ logistics được Luật Thương mại điều chỉnh.1. Về phạm vi dịch vụ logistics Điều 233 Luật Thương mại quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thươngmại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhậnhàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tưvấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác cóliên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Như vậy,logistics là một nhóm ngành dịch vụ mà không phải là một dịch vụ riêng lẻ. Cụ thể hóa Điều 233, dịch vụ logistics được quy định chi tiết tại Nghị định140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 và hiện nay là Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017. Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm2017 phân loại dịch vụ logistics gồm 17 dịch vụ: Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịchvụ cung cấp tại các sân bay; dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tảibiển; dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải; dịch vụ chuyểnphát; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồmcả dịch vụ thông quan); dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn,dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác địnhtrọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải;dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng; dịch vụ vận tải hàng hóa thuộcdịch vụ vận tải biển; dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nộiđịa; dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ vận tải hànghóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ vận tải đaphương thức; dịch ...

Tài liệu được xem nhiều: