Danh mục

Điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2018

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.51 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh tế thế giới có một năm nhiều biến động, trong nửa đầu năm 2018, kinh tế thế giới duy trì được đà tăng trưởng tích cực của năm 2017, nhiều tổ chức quốc tế nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt mức tốt nhất trong 10 năm trở lại đây (3,9% theo IMF và 3,1% theo World Bank).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 12. ĐIỂM NHẤN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018 TS. Nguyễn Mạnh Hùng* Tóm tắt Kinh tế thế giới có một năm nhiều biến động, trong nửa đầu năm 2018, kinh tế thế giới duy trì được đà tăng trưởng tích cực của năm 2017, nhiều tổ chức quốc tế nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt mức tốt nhất trong 10 năm trở lại đây (3,9% theo IMF và 3,1% theo World Bank). Tuy nhiên, nhiều sự kiện phức tạp diễn ra sau đó, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đã kéo theo nhiều biến động, bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Thương mại toàn cầu năm 2018 được WTO dự báo sẽ tăng trưởng 3,9% (so với mức 4,7% năm 2017 và mức dự báo lạc quan 4,4% hồi tháng 4/2018) trước các rủi ro kinh tế và tài chính gia tăng. Các bất ổn về chính trị, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng, các cải cách thuế và việc tăng lãi suất của Mỹ dự kiến cũng sẽ ảnh hưởng tới xu hướng đầu tư, dự báo vốn đầu tư FDI toàn cầu năm 2018 sẽ chỉ tăng nhẹ ở mức 5% (so với 5,7% năm 2017). Những diễn biến này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý sản xuất, kinh doanh và triển vọng kinh tế thế giới. Lần đầu tiên kể từ tháng 7/2016, IMF đã hạ dự báo mức tăng trưởng toàn cầu xuống còn 3,7% (tháng 10). Các tổ chức khác cũng chung nhận định kinh tế toàn cầu bắt đầu tăng trưởng chậm lại và triển vọng tăng trưởng kinh tế tại một số nền kinh tế lớn đang xấu đi. Trong bối cảnh đó, kinh tế Mỹ vẫn có sự tăng trưởng khá vững chắc trong năm 2018, tăng trưởng quý III đạt 3,4% và dự báo cả năm đạt 3,1% * Giảng viên thỉnh giảng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Uỷ ban Kinh tế Trung ương 136 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng trên cơ sở các tác dụng của chính sách cắt giảm thuế, kích thích đầu tư. Kinh tế châu Âu chịu tác động kép của căng thẳng thương mại với Mỹ và các bất ổn nội khối bao gồm: tiến trình Brexit gặp nhiều khó khăn, bạo loạn tại Pháp, mâu thuẫn giữa Italia và Liên minh châu Âu EU về kế hoạch ngân sách... Mặc dù vẫn tăng trưởng song đà tăng trưởng chậm lại bắt đầu biểu hiện qua các quý. Quý 3/2018 cũng đánh dấu lần suy giảm đầu tiên của kinh tế Đức - nền kinh tế hiện chiếm khoảng 21% GDP khối EU - 28 kể từ năm 2015. Tăng trưởng khu vực dự kiến đạt khoảng 2,2% năm 2018. Kinh tế Trung Quốc ngày càng cho thấy nhiều dấu hiệu tăng trưởng chững lại. Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2018 sẽ giảm xuống còn 6,6% (so với mức 6,9% năm 2017), kéo theo mức tăng thấp hơn của nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Kinh tế Nhật Bản mặc dù có triển vọng sáng sủa hơn song ảnh hưởng của các đợt thiên tai, thâm hụt thương mại hàng hóa mở rộng khi xuất khẩu suy giảm và nhập khẩu dầu thô gia tăng khiến quốc gia này cũng chưa thực sự trở thành một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Một vài điểm sáng trong bối cảnh trên là Ấn Độ, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 dự kiến đạt 7,3% - mức tăng cao nhất thế giới; tăng trưởng của nhóm nước ASEAN-5 dự kiến cũng sẽ đạt khoảng 5,3% năm 2018, cao hơn các năm trước. Từ khóa: Kinh tế phát triển, tăng trưởng kinh tế, hội nhập. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI NỔI BẬT NĂM 2018 Trong bối cảnh năm 2018 có những yếu tố thuận lợi, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen; thực hiện Kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, quán triệt chủ trương, đường lối và chỉ đạo tại các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ, hiệu quả 9 nhóm với 56 giải pháp và 242 nhiệm vụ cụ thể đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 01 tháng 01 năm 2018, bám sát phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, phấn đấu đạt ở mức cao và vượt các mục tiêu được Quốc hội giao. Về cơ bản, các giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã được thực thi đúng hướng và phù hợp với diễn biến thị trường. Nhìn chung, mặc dù còn những hạn chế, khó khăn và trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động; với tinh thần vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của các bộ, 137 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục duy trì đà chuyển biến tích cực, hoàn thành toàn diện 12/12 chỉ tiêu được Quốc giao (trong đó có 09 chỉ tiêu vượt và 03 chỉ tiêu đạt kế hoạch), khẳng định vai trò là năm bản lề trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. 1.1. Những kết quả nổi bật (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 7,08%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra, cao nhất kể từ năm 2011 đến nay nhờ có sự tăng trưởng tích cực, toàn diện và ổn định ở tất cả các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85% với động lực chính tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 12,98%), đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp và tăng trưởng chung của nền kinh tế, bù đắp được sự giảm sút của lĩnh vực khai khoáng, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản, tài nguyên1. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng mạnh mẽ, ước đạt 3,76%, mức cao nhất kể từ năm 20122 nhờ chuyển đổi cơ cấu ngành hiệu quả và thị trường xuất khẩu ổn định. Khu vực dịch vụ tiếp tục đà tăng trưởng tích cực, ước đạt 7,03% với sự phát triển mạnh của dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ du lịch. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: