Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 253.92 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu giới thiệu sơ lược diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. Mục đích của nghiên cứu là cung cấp cái nhìn tổng quan về sự bất bình đẳng giới trong xã hội đương thời, qua lăng kính văn chương. Đồng thời đưa đến thông điệp cho bạn đọc về giá trị của người phụ nữ, khát vọng tự cởi trói và sự không ngần ngại chạm đến những vùng đất “cấm”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NGUYỄN ÍCH CỎ MAY Trường Đại học Sư phạm - Đại Học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu giới thiệu sơ lược diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. Mục đích của nghiên cứu là cung cấp cái nhìn tổng quan về sự bất bình đẳng giới trong xã hội đương thời, qua lăng kính văn chương. Đồng thời đưa đến thông điệp cho bạn đọc về giá trị của người phụ nữ, khát vọng tự cởi trói và sự không ngần ngại chạm đến những vùng đất “cấm”. Từ khóa: diễn ngôn chấn thương, tiểu thuyết nữ, Việt Nam, đương đại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại là giai đoạn văn học có nhiều thành tựu và giá trị cũng như nhiều thách thức mới mẻ. Hàng loạt cây bút như: Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Y Ban, Thùy Dương, Bích Ngân, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Quỳnh Trang… đã cho thấy sự tài hoa của mình trong việc tạo lập văn bản. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy các nhà văn nữ Việt Nam đã tái hiện “nỗi đau chấn thương” dưới một cảm quan mới. Việc tìm hiểu diễn ngôn trong văn học, bản thân nó không mới, nhưng tìm hiểu về diễn ngôn về nỗi đau chấn thương ở một giai đoạn có nhiều nỗ lực đổi mới như văn học nữ đương đại thì có ý nghĩa rất to lớn. 2. DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG QUA TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ Trước tiên diễn ngôn là khái niệm nhiều nghĩa do các nhà cấu trúc luận A.J.Greimas và J.Courtes đưa ra trong Từ điển giải thích lý luận ngôn ngữ của hai ông. “Diễn ngôn được lý giải như một quá trình ký hiệu học, được thực hiện ở những dạng thức thực tiễn diễn ngôn khác nhau. Khi nói đến diễn ngôn thì trước tiên người ta muốn nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức hoạt động ngôn từ. Chẳng hạn J.C.Coquet gọi diễn ngôn là sự gắn kết các cấu trúc nghĩa vốn có những quy tắc tổ hợp và biến đổi riêng. Do vậy đôi khi người ta dùng diễn ngôn như một khái niệm gần với phong cách, ví dụ “diễn ngôn văn học”, “diễn ngôn khoa học” của phạm vi tri thức khác nhau: triết học, tư duy khoa học tự nhiên cho đến tận biệt ngữ - phong cách cá nhân nhà văn. Ở trần thuật học người ta phân biệt giữa các cấp độ diễn ngôn trên đó hoạt động những bậc trần thuật được ghi nhận bằng văn tự trong văn bản tác phẩm: tác giả hiển thị, độc giả hiển thị, nhân vật kể chuyện, v.v... và các cấp độ giao tiếp trừu tượng, hoạt động trên đó là tác giả ẩn tàng, độc giả ẩn tàng, người trần thuật trong trần thuật phi cá nhân” [tr. 156]. Bên cạnh đó, diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, nó không nằm gọn trong bất kỳ một văn bản cụ thể nào mà ẩn chứa ở nhiều văn bản khác nhau. Diễn ngôn là khi tác giả làm cho chúng ta thấy được những dự định, những chủ kiến của họ. Mỗi giai đoạn lịch sử văn hóa có một quy ước diễn ngôn nhất định. Chỉ trong những quy ước và chuẩn mực mọi người đặt ra diễn ngôn mới được hình thành và vận hành. Diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng nhất định. Diễn ngôn là cấu trúc biểu nghĩa. Nó có tầng bậc của nó. Nó được tạo thành từ các cặp đối lập cơ bản. 44 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Diễn ngôn còn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới, về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Diễn ngôn là hiện tượng tư tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Ngoài diễn ngôn mọi tư tưởng không tồn tại. Do đó, nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu tư tưởng. Không phải tư tưởng trong dạng lý thuyết thuần túy mà tư tưởng ở dạng thực tiễn. Theo bản dịch của Hải Ngọc trong hai công trình của Amos Goldberg và Cathy Caruth “Chấn thương” vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Chấn thương chia làm hai dạng là chấn thương thể xác và chấn thương tinh thần. Chấn thương về mặt thể xác là thương tổn một bộ phận cơ thể do tác động khách quan bên ngoài. Chấn thương về mặt tinh thần là trạng thái đau đớn tuyệt vọng, vỡ mộng của con người tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu khi gặp một cú sốc về tâm lý, để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn nổi. Chấn thương trong văn học không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần tái diễn, chúng xuất hiện như một chuỗi sự kiện đau khổ mà người ta không có khả năng kiểm soát được. Lý thuyết về chấn thương ra đời gắn liền với những chấn động kinh hoàng của thế giới. Tiêu biểu là thảm họa khủ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NGUYỄN ÍCH CỎ MAY Trường Đại học Sư phạm - Đại Học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu giới thiệu sơ lược diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. Mục đích của nghiên cứu là cung cấp cái nhìn tổng quan về sự bất bình đẳng giới trong xã hội đương thời, qua lăng kính văn chương. Đồng thời đưa đến thông điệp cho bạn đọc về giá trị của người phụ nữ, khát vọng tự cởi trói và sự không ngần ngại chạm đến những vùng đất “cấm”. Từ khóa: diễn ngôn chấn thương, tiểu thuyết nữ, Việt Nam, đương đại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại là giai đoạn văn học có nhiều thành tựu và giá trị cũng như nhiều thách thức mới mẻ. Hàng loạt cây bút như: Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Y Ban, Thùy Dương, Bích Ngân, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Quỳnh Trang… đã cho thấy sự tài hoa của mình trong việc tạo lập văn bản. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy các nhà văn nữ Việt Nam đã tái hiện “nỗi đau chấn thương” dưới một cảm quan mới. Việc tìm hiểu diễn ngôn trong văn học, bản thân nó không mới, nhưng tìm hiểu về diễn ngôn về nỗi đau chấn thương ở một giai đoạn có nhiều nỗ lực đổi mới như văn học nữ đương đại thì có ý nghĩa rất to lớn. 2. DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG QUA TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ Trước tiên diễn ngôn là khái niệm nhiều nghĩa do các nhà cấu trúc luận A.J.Greimas và J.Courtes đưa ra trong Từ điển giải thích lý luận ngôn ngữ của hai ông. “Diễn ngôn được lý giải như một quá trình ký hiệu học, được thực hiện ở những dạng thức thực tiễn diễn ngôn khác nhau. Khi nói đến diễn ngôn thì trước tiên người ta muốn nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức hoạt động ngôn từ. Chẳng hạn J.C.Coquet gọi diễn ngôn là sự gắn kết các cấu trúc nghĩa vốn có những quy tắc tổ hợp và biến đổi riêng. Do vậy đôi khi người ta dùng diễn ngôn như một khái niệm gần với phong cách, ví dụ “diễn ngôn văn học”, “diễn ngôn khoa học” của phạm vi tri thức khác nhau: triết học, tư duy khoa học tự nhiên cho đến tận biệt ngữ - phong cách cá nhân nhà văn. Ở trần thuật học người ta phân biệt giữa các cấp độ diễn ngôn trên đó hoạt động những bậc trần thuật được ghi nhận bằng văn tự trong văn bản tác phẩm: tác giả hiển thị, độc giả hiển thị, nhân vật kể chuyện, v.v... và các cấp độ giao tiếp trừu tượng, hoạt động trên đó là tác giả ẩn tàng, độc giả ẩn tàng, người trần thuật trong trần thuật phi cá nhân” [tr. 156]. Bên cạnh đó, diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, nó không nằm gọn trong bất kỳ một văn bản cụ thể nào mà ẩn chứa ở nhiều văn bản khác nhau. Diễn ngôn là khi tác giả làm cho chúng ta thấy được những dự định, những chủ kiến của họ. Mỗi giai đoạn lịch sử văn hóa có một quy ước diễn ngôn nhất định. Chỉ trong những quy ước và chuẩn mực mọi người đặt ra diễn ngôn mới được hình thành và vận hành. Diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng nhất định. Diễn ngôn là cấu trúc biểu nghĩa. Nó có tầng bậc của nó. Nó được tạo thành từ các cặp đối lập cơ bản. 44 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Diễn ngôn còn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới, về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Diễn ngôn là hiện tượng tư tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Ngoài diễn ngôn mọi tư tưởng không tồn tại. Do đó, nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu tư tưởng. Không phải tư tưởng trong dạng lý thuyết thuần túy mà tư tưởng ở dạng thực tiễn. Theo bản dịch của Hải Ngọc trong hai công trình của Amos Goldberg và Cathy Caruth “Chấn thương” vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Chấn thương chia làm hai dạng là chấn thương thể xác và chấn thương tinh thần. Chấn thương về mặt thể xác là thương tổn một bộ phận cơ thể do tác động khách quan bên ngoài. Chấn thương về mặt tinh thần là trạng thái đau đớn tuyệt vọng, vỡ mộng của con người tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu khi gặp một cú sốc về tâm lý, để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn nổi. Chấn thương trong văn học không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần tái diễn, chúng xuất hiện như một chuỗi sự kiện đau khổ mà người ta không có khả năng kiểm soát được. Lý thuyết về chấn thương ra đời gắn liền với những chấn động kinh hoàng của thế giới. Tiêu biểu là thảm họa khủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Diễn ngôn chấn thương Tiểu thuyết nữ Lý luận văn học Thi pháp tiểu thuyết Văn học Việt Nam đương đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 trang 67 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học
102 trang 66 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986
25 trang 57 0 0 -
Nhân vật lịch sử Hitler trong tiểu thuyết Nửa kia của Hitler (Eric-Emmanuel Schmitt)
12 trang 42 0 0 -
172 trang 39 0 0
-
Một số thủ pháp liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
12 trang 35 0 0 -
Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa - một khuynh hướng tiểu thuyết gần đây
7 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
116 trang 33 0 0 -
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư
7 trang 31 0 0 -
Một số đặc trưng của thể loại hồi ký
6 trang 28 0 0