Danh mục

Diệt trừ bọ hại trên cây na

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.03 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu mùa mưa hàng năm, khi vườn cây na (mãng cầu) bắt đầu ra hoa, thì lại xuất hiện một loại bọ cánh cứng rất nhỏ, màu nâu đen cắn phá chùm hoa... Con bọ đục bông (hoa) còn được gọi là bọ vòi voi thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Bọ trưởng thành hình bầu dục màu nâu xám dài khoảng 5mm, đầu của bọ đục bông kéo dài ra phía trước như vòi voi, miệng nhai ở cuối vòi. Sâu non màu trắng sữa có đầu màu nâu. Bọ trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban ngày,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diệt trừ bọ hại trên cây na Diệt trừ bọ hại trên cây naĐầu mùa mưa hàng năm, khi vườn cây na (mãng cầu) bắt đầu ra hoa, thìlại xuất hiện một loại bọ cánh cứng rất nhỏ, màu nâu đen cắn phá chùmhoa... Con bọ đục bông (hoa) còn được gọi là bọ vòi voi thuộc bộ cánhcứng Coleoptera. Bọ trưởng thành hình bầu dục màu nâu xám dàikhoảng 5mm, đầu của bọ đục bông kéo dài ra phía trước như vòi voi,miệng nhai ở cuối vòi. Sâu non màu trắng sữa có đầu màu nâu. Bọtrưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban ngày, thường tập trung phíatrong các cánh hoa và đẻ trứng luôn trong đó. Bọ trưởng thành và bọ nonđều cắn phá cánh hoa, chúng tấn công từ khi hoa mới nở. Trong 1 hoathường có rất nhiều bọ sinh sống và phá hại làm hoa bị khô đen và tấtnhiên những hoa này sẽ không thể đậu trái.Bọ đục bông là đối tượng gây hại rất quan trọng ở các vùng trồng na(đặc biệt là tỉnh Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu), chúng thường xuấthiện và gây hại mạnh từ đầu đến giữa mùa mưa khi hoa bắt đầu ra rộ, bọđục bông có thể xuất hiện và gây hại trên 80% số cây trong vườn và đến80 % số hoa trên cây.Để phòng trừ loại bọ này mà không phải sử dụng thuốc trừ sâu vì sợ ảnhhưởng đến khả năng thụ phấn của hoa, một số bà con trồng na ở TâyNinh đã bắt giết bọ bằng tay hoặc ngắt cánh hoa để hạn chế sự tập trunggây hại của bọ. Tuy nhiên, biện pháp này rất tốn công và cũng dễ làmxây xát bầu nhụy (điều này có tác động xấu đến khả năng thụ phấn vàđậu trái sau này) nên biện pháp phun thuốc trừ sâu có tính xông hơimạnh và độ nhũ dầu thấp, nhằm tiêu diệt và xua đuổi bọ đục bông màkhông làm ảnh hưởng đến hoa, hiện là phương pháp được nhiều bà conchọn lựa.Để kiểm chứng lại thông tin này, khảo nghiệm việc phun thuốc trừ sâulên cây na trong thời kỳ ra hoa rộ ở địa bàn Thị xã Tây Ninh, tỉnh TâyNinh đã được tiến hành. Loại thuốc được dùng là Sago-super 20EC(thuốc có tính xông hơi mạnh nhưng lại dễ phân hủy trong thời gianngắn). Liều lượng sử dụng là 20 - 25 ml pha trong bình 8 lít nước (hoặcpha 450 - 500 ml thuốc Sago-super 20EC cho thùng phuy 200 lít nước),phun đều lên tán cây vào lúc sáng sớm. Hiệu quả của thuốc Sago-super20EC đã mang lại kết quả rất khả quan là: Tiêu diệt và xua đuổi trên85% bọ đục bông trong vườn mãng cầu, thời gian tái xuất hiện trở lạitrong vườn khoảng 15 ngày (do bọ đục bông di chuyển đến từ nhữngvườn mãng cầu ở xung quanh). Như vậy, nếu xử lý thuốc đồng loạt cácvườn mãng cầu trong cùng 1 khu vực thì thời gian tái xuất hiện trở lạicủa bọ đục bông sẽ rất lâu. Phun Sago-super 20EC với nồng độ 0,25 -0,3% (tức là khoảng 20 - 25 ml trong bình 8 lít nước) như trên sẽ khôngảnh hưởng đến khả năng đậu trái của cây na.Tuy nhiên cần lưu ý không được tăng liều lượng khi phun (pha từ 30 mlthuốc trở lên trong bình 8 lít nước) vì có khả năng gây đốm trên hoa.Nên xử lý thuốc 2 lần trong thời gian cây na ra hoa (lần 1: Phun thuốcvào lúc cây bắt đầu ra hoa, lần 2: Cách lần thứ nhất từ 10 - 15 ngày). Chỉnên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát (không được phun thuốcvào buổi trưa nắng).

Tài liệu được xem nhiều: