Điều cần biết về thực phẩm chức năng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều cần biết về thực phẩm chức năng Điều cần biết về thực phẩm chức năng Thời gian gần đây đang rộ lên những thông tin trái chiều nhau về thựcphẩm chức năng. Cục ATVSTP (Bộ Y tế) đã có buổi hội thảo xung quanh vấnđề này. Sự quan tâm của các cơ quan chức năng là có lý do khi đây là loại thựcphẩm vốn đang được dân chúng sử dụng nhiều và một số nhà sản xuất lợi dụngtình thế này để quảng cáo sai hay thổi phồng chức năng nhằm móc tiền của ngườitiêu dùng. Thực phẩm chức năng là gì? Một số các văn bản của Bộ Y tế đều thống nhất khái niệm. “Thực phẩmchức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thểngười, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đềkháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”. Theo khái niệm này thì thực phẩm chứcnăng nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc. Vì thế, người ta còn gọithực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc. Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống:Thực phẩm chức năng được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một sốthành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay giảm bớtphải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép. Thực phẩm chức năng có tác dụng với sức khỏe nhiều hơnlà các chất dinh dưỡng thông thường. Nó rất ít tạo ra năng lượng như các loại thựcphẩm truyền thống. Liều sử dụng thực phẩm chức năng thường nhỏ, chỉ vàimiligam như là thuốc. Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc: Thực phẩm chứcnăng được nhà sản xuất ghi trên nhãn là thực phẩm, thuốc được công bố là sảnphẩm thuốc có tác dụng chữa bệnh. Vai trò của thực phẩm chức năng Theo bản chất cấu tạo và tác dụng của thực phẩm chức năng mà người tachia ra thành các nhóm như: Nhóm thứ nhất: Có tác dụng chống oxy hóa như vitamin C, E, Betacaroten,kẽm vi lượng, các sản phẩm từ hạt nho… Nhóm này có tác dụng giúp cho cơ thểphá hủy các gốc tự do, các tác nhân oxy hóa, nâng cao sức khỏe, phòng chốngbệnh tật. Trên 100 chứng bệnh có nguyên nhân sâu xa từ sự mất cân bằng giữa cácyếu tố tấn công và bảo vệ của hệ thống oxy hóa trong cơ thể. Tác động mạnh mẽcủa các gốc tự do nguồn gốc oxy là các bệnh viêm nhiễm, bệnh phỏng, vết thươnglâu lành, bệnh tim mạch… Đây là nhóm chiếm số lượng lớn được sử dụng khárộng rãi trong cộng đồng. Nhóm thứ hai: Là nhóm sản phẩm có tác dụng như thay thế bổ sung các nộitiết cả ở nam lẫn nữ. Chúng có tác dụng là tăng sinh lực ở đàn ông. Ở nữ giới, cácsản phẩm này có tác dụng hạn chế tối đa các triệu chứng bất lợi về thần kinh,xương khớp… nhất là tăng cường hóc-môn nữ ở những phụ nữ có tuổi, giúp họsống vui hơn, khỏe hơn, kéo dài tuổi thanh xuân. Nhóm thứ ba: Sản phẩm mang tính thích nghi sinh học như các loại sâm,đông trùng hạ thảo, sữa ong chúa… có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức đềkháng… Nhóm thứ tư: Có tác dụng tăng cường chính khí, tăng cường miễn dịch,phòng chống ung thư… Như các sản phẩm có nguồn gốc từ cúc nhím của Mỹ, sụnvà dầu gan cá mập, nấm linh chi, xạ đen, xạ linh… Nhóm thứ năm: Nhóm sản phẩm có tác động lên hệ thần kinh, chống stressnhư cây kawa, nữ lang… Nhóm thứ sáu: Là các vitamin, axit amin, các nguyên tố vi lượng… Xu thế và vị thế Mục tiêu cuối cùng của y học là phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chứcnăng, nâng cao sức khỏe, sống khỏe sống hạnh phúc và sống lâu. Muốn giải quyếtđược 5 mục tiêu nói trên chúng ta phải ứng dụng một cách hài hòa, hiệu quả củamột loạt các biện pháp, từ cổ truyền đến hiện đại, từ tâm lý đến tâm linh, từ liệudưỡng đến liệu trị… Các tác dụng của thực phẩm chức năng đều có thể đáp ứngđược 5 mục tiêu nói trên. Vì thế, vai trò và vị thế của thực phẩm chức năng sẽ ngày càng được nângcao trong đời sống xã hội. Thế nhưng phương pháp dù hiện đại đến đâu cũng vẫncó hạn chế riêng của nó. Khi đã để bệnh phát sinh rồi mới chữa thì vô cùng tốnkém, có khi đã là quá muộn. Nếu chủ động phòng bệnh bài bản, khoa học, kiên trì thì sẽ đạt được hiệuquả tốt. Tuy nhiên, có một số lưu ý là khi sử dụng sản phẩm nào, người tiêu dùngnên chọn lựa kỹ càng nguồn gốc sản xuất và nhất thiết phải được sự chỉ dẫn củacác nhà chuyên môn.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y tế sức khoẻ y học thường thức cách chăm sóc sức khoẻ bệnh trẻ em bệnh người lớn bệnh phụ khoa sức khoẻ giới tính sức khoẻ người cao tuổi thực phẩm chức năngTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu Tỳ vị luận (Quyển trung)
65 trang 325 1 0 -
8 trang 297 0 0
-
500 bài thuốc đông y gia truyền trị bách bệnh: phần 2
241 trang 273 1 0 -
Bài giảng HSE – Sức khỏe, an toàn và môi trường công nghiệp
42 trang 253 2 0 -
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 253 0 0 -
9 trang 239 1 0
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 223 0 0 -
6 trang 199 0 0
-
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 198 0 0 -
Ebook Sổ tay an toàn thực phẩm (dành cho các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm): Phần 1
95 trang 194 3 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0