Danh mục

Điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học trong giáo dục đại học

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.04 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất các bước điều chỉnh một chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học; tạo cơ sở bước đầu trong nghiên cứu điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học trong giáo dục đại học hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học trong giáo dục đại học TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Phạm Văn Hiền1 TÓM TẮT Điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học là việclàm cần thiết, giúp người học ý thức hơn với những nhiệm vụ mà họ phải thực hiện sau khitốt nghiệp. Tuy nhiên, thực tế nội dung chương trình đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạocòn hạn chế, chưa gắn chặt với yêu cầu xã hội và ngành nghề lao động. Bài viết đề xuấtcác bước điều chỉnh một chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học. Từ khóa: Chương trình đào tạo, giáo dục đại học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh có những thay đổi to lớn về tình hình quốc tế và trong nước, chươngtrình giáo dục (CTGD) và giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam cần phải có những đổi mớicăn bản. Sự đổi mới phải bắt đầu từ tư duy về triết lí của CTGD như: Cách xác định vàphân tích nhu cầu, cách xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn và sắp xếp nội dung đào tạo,phương thức và hình thức đào tạo, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Tuy nhiên, quá trình đổi mới GD&ĐT ở nước ta còn có hạn chế, trước hết là nhữngyêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo (CTĐT) ở các bậc học, ngành đào tạotrong hệ thống GD quốc dân. Theo thông báo số 242-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị đãchỉ rõ: Chương trình, giáo trình chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa; Nhà trường chưa gắnchặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp. Thực trạng CTĐT chưa được như mongmuốn có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là việc điều chỉnh và sửdụng CTĐT trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, việc điều chỉnh CTĐTcòn nặng về kinh nghiệm. Bài viết này tạo cơ sở bước đầu trong nghiên cứu điều chỉnhCTĐT theo hướng phát triển năng lực người học trong GDĐH hiện nay. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm về chương trình đào tạo Theo Từ điển Giáo dục học (Nxb. Từ điển bách khoa, 2001) khái niệm CTĐT đượchiểu là: “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức, kỹnăng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệgiữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, 1 Cán bộ Phòng Công tác Học sinh sinh viên, trường Đại học Hồng Đức 53 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở GD&ĐT”. Trên cơ sở CTGD chung (chương trình khung) được quy định bởi các cơ quan quảnlý GD, các cơ sở GD tổ chức xây dựng các chương trình chi tiết hay còn gọi là CTĐT.CTĐT (Curriculum) là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạophản ánh cụ thểmục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểmtra, đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phầnhọc, chương, mục và bài giảng. CTĐT do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở CTĐT đãđược các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, có thể hiểu CTĐT như sau: CTĐT là sự trình bày hệ thống một kếhoạch tổng thể các hoạt động đào tạo trong một thời gian xác định. CTĐT nêu lên cácmục tiêu học tập mà người học cần đạt được, xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dunghọc tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập và kiểm tra, đánh giákết quả GD&ĐT. 2.2. Khái niệm năng lực 2.2.1. Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa về năng lực, do cách tiếp cận từ các góc độ khác nhau, vì thếchỉ có thể tìm ra các yếu tố cốt lõi mà bất kỳ định nghĩa nào cũng có thể đề cập đến hoặctìm một định nghĩa thể hiện tương đối đầy đủ các yếu tố của khái niệm. Trong bài báo này,chúng tôi sử dụng định nghĩa sau: “Những năng lực cốt lõi bao gồm sự huy động về nhận thức và kỹ năng thực hành,khả năng sáng tạo và các nguồn lực tâm lý xã hội khác như thái độ, động cơ và sự hãnhdiện (danh dự). Một năng lực thường phức tạp hơn kiến thức và kỹ năng. Nó bao gồm khả năng đápứng các yêu cầu một cách đa dạng, nhờ sự nổ lực và huy động nhiều nguồn lực tâm lý xãhội (bao gồm các kỹ năng và thái độ) trong một bối cảnh riêng biệt” (OECD-TheDefinition and Selection of Key Competencies) [9]. 2.2.2. Phân loại năng lực Trên cơ sở tham khảo chương trình biên soạn theo hướng tiếp cận năng lực của cácnước có thể thấy 2 loại chính, đó là: Những năng lực chung (general compentence) và nănglực cụ thể, chuyên biệt (specific compentence). Năng lực chung: là năng lực cơ bản, thiết yếu của con người có thể sống và làm việcbình thường trong xã hộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: