Điều chỉnh mô hình để nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 397.91 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các mối quan hệ bên trong liên kết, nhằm tìm ra nguyên nhân những vấn đề tồn tại của các mối liên kết “bốn nhà”, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết, hướng đến phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích trên cơ sở dữ liệu thứ cấp từ các nguồn liên quan và thảo luận bàn tròn với các chuyên gia là những giáo viên dạy nghề nông thôn, họ có nhiều trải nghiệm và chứng kiến diễn biến các mối liên kết “bốn nhà” ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh mô hình để nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà Điều chỉnh mô hình . . . ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” Vòng Thình Nam*, Nguyễn Thị Thu Thủy** TÓM TẮT Mô hình liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp những năm gần đây đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần ổn định sản xuất cho người nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả liên kết chưa được như kỳ vọng. Vì vậy, bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các mối quan hệ bên trong liên kết, nhằm tìm ra nguyên nhân những vấn đề tồn tại của các mối liên kết “bốn nhà”, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết, hướng đến phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thốngkêmôtả, phân tích trên cơ sở dữliệuthứcấp từ các nguồn liên quan và thảo luận bàn tròn với các chuyên gia là những giáo viên dạy nghề nông thôn, họ có nhiều trải nghiệm và chứng kiến diễn biến các mối liên kết “bốn nhà” ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Liên kết “bốn nhà”, Cánh đồng lớn, Tam nông, Phát triển bền vững. MODIFY MODEL TO ENHANCE THE “FOUR PARTY” LINKS EFFECTIVENESS ABSTRACT “Four party” links model has brought some good effect in the recent years, helping to production stabilization to farmers. However, the effectiveness of that linkage is not as expected. Therefore, the study will focus to analyse, evaluate the insight of relationship from each linkage. This is the way to find the root and basis causes of the linkage in “Four party” to propose some solution to enhance the effectiveness of the linkage in the way of sustainable agricultural development. To do this study, the author has used method of described statistics, secondary data analysis from relevant source and roundtable discussion with experts who are teachers on agriculture in countryside. They, themselves, has plenty of experience and survey on linkage of “Four party” in the Mekong Delta. Keywords: “Four party” links, Largefield, The threeagricultural, Sustainable development. * TS. Giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 0907.993345 ** TS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 11 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình liên kết “bốn nhà” được ra đời trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước, theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”[1] và Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 “Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn” [2]. Nhiều địa phương, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai thực hiện mô hình mô hình liên kết “bốn nhà” cho sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác nhau. Mặc dù chưa thật hoàn hảo, song mô hình này cũng đã mang lại hiệu quả khả quan cho nhiều địa phương như: các Hợp tác xã (HTX) trồng lúa ở huyện Vĩnh Lợi, huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liệu [4], HợptácxãthủysảnThớiAn [6], HTX Hàm Minh tỉnh Bình Thuận trồng Thanh Long xuất khẩu, HTX Mỹ Thành huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang[5]… Tuy nhiên, trong thời gian hơn mười năm qua, các địa phương đi từ mô hình thí điểm đến chính thức thực hiện đã có nhiều vấn đề bất cập tồn tại, ảnh hưởng đến các mối liên kết, làm cho hiệu quả của liên kết “bốn nhà” chưa cao. Bên cạnh đó, có những vấn đề mới phát sinh cần phải được xem xét với tư duy mới, mang tính chiến lược, ổn định lâu dài và bền vững hơn cho các mối liên kết trong xu thế hội nhập thông qua việc phát huy thế mạnh của các bên liên kết, đồng thời đáp ứng lợi ích của các bên tham gia liên kết một cách thỏa đáng. 2. MÔ HÌNH LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” HIỆN NAY Mô hình liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp gồm có các bên (các nhà) tham gia: Nhà nước, Nhà nông dân, Nhà doanh nghiệp, Nhà Khoa học. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò thiết lập và chi phối liên kết. Nhà nông dân và Nhà doanh nghiệp là hai đối tượng chính của mối liên kết “bốn nhà”, Nhà khoa học với vai trò cung cấp dịch vụ Khoa học kỹ thuật và hỗ trợ cho quá trình sản xuất, chăn nuôi. Có thể xem nội dung qua hệ giữa các Nhà trong mối liên kết thông qua sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 2.1. Mô hình liên kết “bốn nhà” hiện nay Nhà nước - Qui hoạch - Thông tin thị trường - Chính sách quản lý ngành - Chính sách thu hút ngành phụ trợ - Ưu đãi vốn, tín dụng - Hỗ trợ ngành sản xuất - Cơ sở hạ tầng - Hợp tác quốc tế … - Nông sản phẩm / nguyên liệu - Môi trường thực nghiệm Nhà Nông dân Nhà Doanh nghiệp: - DN cung cấp đầu vào - Vốn - DN tiêu thụ sản - Giống phẩm đầu ra - Phân bón, thức ăn… - Thuốc BVTV, thú y - Thu mua nông sản Nhà khoa học - Kỹ thuật chăm sóc - Qui trình sản xuất - Công nghệ sản xuất thu hoạch, bảo quản… 12 Nguồn: Tác giả Điều chỉnh mô hình . . . 2.1. Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với Nông dân trong mô hình liên kết Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp (DN) và Nông dân bao gồm các nội dung công việc cụ thể như: DN cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp như: Vốn, cây giống, con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… và thu mua nông sản phẩm để cung cấp cho thị trường hoặc làm nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú cho người tiêu dùng. Mối quan hệ này càng gắn bó, càng chặt chẽ thì quá trình sản xuất nông nghiệp của Nông dân và quá trình kinh doanh của DN càng ổn định, hiệu quả liên kết càng cao cho cả hai bên. Người Nông dân yên tâm vì đã có DN giúp mình cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Ngược lại, DN vừa bán được các sản phẩm của mình cho Người Nông dân (cây giống, con giống, phân bón, thức ăn, thuốc…), đồng thời có nguồn nguyên liệu ổn định và tin cậy để cung cấp cho thị trường hoặccó nguyên liệu để chế biến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mối quan hệ trên được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết giữa hai bên trước khi bước vào mùa vụ trồng trọt hoặc chăn nuôi, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh mô hình để nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà Điều chỉnh mô hình . . . ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” Vòng Thình Nam*, Nguyễn Thị Thu Thủy** TÓM TẮT Mô hình liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp những năm gần đây đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần ổn định sản xuất cho người nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả liên kết chưa được như kỳ vọng. Vì vậy, bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các mối quan hệ bên trong liên kết, nhằm tìm ra nguyên nhân những vấn đề tồn tại của các mối liên kết “bốn nhà”, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết, hướng đến phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thốngkêmôtả, phân tích trên cơ sở dữliệuthứcấp từ các nguồn liên quan và thảo luận bàn tròn với các chuyên gia là những giáo viên dạy nghề nông thôn, họ có nhiều trải nghiệm và chứng kiến diễn biến các mối liên kết “bốn nhà” ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Liên kết “bốn nhà”, Cánh đồng lớn, Tam nông, Phát triển bền vững. MODIFY MODEL TO ENHANCE THE “FOUR PARTY” LINKS EFFECTIVENESS ABSTRACT “Four party” links model has brought some good effect in the recent years, helping to production stabilization to farmers. However, the effectiveness of that linkage is not as expected. Therefore, the study will focus to analyse, evaluate the insight of relationship from each linkage. This is the way to find the root and basis causes of the linkage in “Four party” to propose some solution to enhance the effectiveness of the linkage in the way of sustainable agricultural development. To do this study, the author has used method of described statistics, secondary data analysis from relevant source and roundtable discussion with experts who are teachers on agriculture in countryside. They, themselves, has plenty of experience and survey on linkage of “Four party” in the Mekong Delta. Keywords: “Four party” links, Largefield, The threeagricultural, Sustainable development. * TS. Giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 0907.993345 ** TS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 11 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình liên kết “bốn nhà” được ra đời trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước, theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”[1] và Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 “Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn” [2]. Nhiều địa phương, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai thực hiện mô hình mô hình liên kết “bốn nhà” cho sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác nhau. Mặc dù chưa thật hoàn hảo, song mô hình này cũng đã mang lại hiệu quả khả quan cho nhiều địa phương như: các Hợp tác xã (HTX) trồng lúa ở huyện Vĩnh Lợi, huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liệu [4], HợptácxãthủysảnThớiAn [6], HTX Hàm Minh tỉnh Bình Thuận trồng Thanh Long xuất khẩu, HTX Mỹ Thành huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang[5]… Tuy nhiên, trong thời gian hơn mười năm qua, các địa phương đi từ mô hình thí điểm đến chính thức thực hiện đã có nhiều vấn đề bất cập tồn tại, ảnh hưởng đến các mối liên kết, làm cho hiệu quả của liên kết “bốn nhà” chưa cao. Bên cạnh đó, có những vấn đề mới phát sinh cần phải được xem xét với tư duy mới, mang tính chiến lược, ổn định lâu dài và bền vững hơn cho các mối liên kết trong xu thế hội nhập thông qua việc phát huy thế mạnh của các bên liên kết, đồng thời đáp ứng lợi ích của các bên tham gia liên kết một cách thỏa đáng. 2. MÔ HÌNH LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” HIỆN NAY Mô hình liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp gồm có các bên (các nhà) tham gia: Nhà nước, Nhà nông dân, Nhà doanh nghiệp, Nhà Khoa học. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò thiết lập và chi phối liên kết. Nhà nông dân và Nhà doanh nghiệp là hai đối tượng chính của mối liên kết “bốn nhà”, Nhà khoa học với vai trò cung cấp dịch vụ Khoa học kỹ thuật và hỗ trợ cho quá trình sản xuất, chăn nuôi. Có thể xem nội dung qua hệ giữa các Nhà trong mối liên kết thông qua sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 2.1. Mô hình liên kết “bốn nhà” hiện nay Nhà nước - Qui hoạch - Thông tin thị trường - Chính sách quản lý ngành - Chính sách thu hút ngành phụ trợ - Ưu đãi vốn, tín dụng - Hỗ trợ ngành sản xuất - Cơ sở hạ tầng - Hợp tác quốc tế … - Nông sản phẩm / nguyên liệu - Môi trường thực nghiệm Nhà Nông dân Nhà Doanh nghiệp: - DN cung cấp đầu vào - Vốn - DN tiêu thụ sản - Giống phẩm đầu ra - Phân bón, thức ăn… - Thuốc BVTV, thú y - Thu mua nông sản Nhà khoa học - Kỹ thuật chăm sóc - Qui trình sản xuất - Công nghệ sản xuất thu hoạch, bảo quản… 12 Nguồn: Tác giả Điều chỉnh mô hình . . . 2.1. Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với Nông dân trong mô hình liên kết Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp (DN) và Nông dân bao gồm các nội dung công việc cụ thể như: DN cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp như: Vốn, cây giống, con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… và thu mua nông sản phẩm để cung cấp cho thị trường hoặc làm nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú cho người tiêu dùng. Mối quan hệ này càng gắn bó, càng chặt chẽ thì quá trình sản xuất nông nghiệp của Nông dân và quá trình kinh doanh của DN càng ổn định, hiệu quả liên kết càng cao cho cả hai bên. Người Nông dân yên tâm vì đã có DN giúp mình cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Ngược lại, DN vừa bán được các sản phẩm của mình cho Người Nông dân (cây giống, con giống, phân bón, thức ăn, thuốc…), đồng thời có nguồn nguyên liệu ổn định và tin cậy để cung cấp cho thị trường hoặccó nguyên liệu để chế biến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mối quan hệ trên được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết giữa hai bên trước khi bước vào mùa vụ trồng trọt hoặc chăn nuôi, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình liên kết bốn nhà Cánh đồng lớn Mô hình tam nông Phát triển bền vững Phát triển nông nghiệp nôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 341 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 315 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 307 0 0 -
95 trang 264 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 244 0 0 -
9 trang 206 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 199 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 180 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 175 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 143 0 0