Danh mục

Điều hành chính sách tài chính – tiền tệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 898.60 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên nguồn tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng của Việt Nam, đưa ra một số nhận xét, tập trung làm rõ những nội dung nói trên của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có liện quan góp phần phát triển bền vững nền kinh tế nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành chính sách tài chính – tiền tệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ThS. Hoàng Thị Hồng Đào, TS. Hoàng Hải Bắc TÓM TẮT Trong 2 năm 2020 – 2021 cũng như 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù bị tác động bởi nhiều diễn biến bất thường trên thế giới: đại dịch Covid-19, xung đột quân sự tại Ucraina, lạm phát toàn cầu tăng cao, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng vào loại cao trong khu vực, lạm phát được kiềm chế. Song, thực tiễn diễn biến vĩ mô trong và ngoài nước đang đặt ra những thách thức lớn trong bối cảnh mới đối với hoạt động ngân hàng phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới. Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên nguồn tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng của Việt Nam, đưa ra một số nhận xét, tập trung làm rõ những nội dung nói trên của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có liện quan góp phần phát triển bền vững nền kinh tế nước ta. Từ khóa: chính sách tài chính, chinh sách tiền tệ, chỉ tiêu chủ yếu ABSTRACT MONITORING FINANCIAL AND MONETARY POLICIES IN NEW ECONOMIC ENVIRONMENT IN VIETNAM In the 2 years of 2020 - 2021 as well as the first 6 months of 2022, despite being affected by many unusual developments in the world: the Covid-19 pandemic, military conflicts in Ukraine, high global inflation, but Vietnam's economy continues to grow at a high rate in the region, and inflation is contained. However, the reality of macroeconomic developments at home and abroad is posing great challenges in the new context for banking activities to promote the role of promoting Vietnam's economic growth in the coming time. The article is about practice, the author uses qualitative research methods, analyzes and evaluates based on documents and secondary data of Vietnamese authorities, makes some comments. Focusing on clarifying the above-mentioned contents of Vietnam and making some relevant recommendations to contribute to the sustainable development of our economy. Keywords: financial policy, monetary policy, key indicators 1. MỞ ĐẦU Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ là hai chính sách kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng nhất trong điều hành thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của mỗi quốc gia cũng như tại Việt Nam. Điều hành hai chính sách này phụ thuộc lớn vào diễn biến kinh tế trên thế giới, diễn biến trong nước. Tích tụ và tích lũy những tác động phức tạp của thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là lạm phát, lãi suất; giá dầu thô, khí đốt, nguyên liệu thô,…cùng đại dịch Covid-19 ở trong nước từ đầu năm 2020 đến nay, nhưng nhìn vào các chỉ số thống kê các dòng chu chuyển vốn cho thấy bức tranh thị trường tài chính Việt Nam vẫn sáng sủa, tác động tích cực và tác động hàng đầu đến tăng trưởng kinh tế. Bài viết tập trung làm rõ những tác động của thị trường quốc tế, kinh tế vĩ mô trong nước đến điều hành hai chính sách nói trên trong hơn hai năm qua, trong bối cảnh mới của nền kinh tế, làm rõ những kết quả đạt được và khuyến 429 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nghị các giải pháp có liên quan nhằm góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế chủ yếu: lạm phát, tăng trưởng GDP, cán cân thương mại,…các năm 2022-2023 cũng như đến năm 2025. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong phạm vi giới hạn của môt tham luận hội thảo khoa học, tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu và giải thiết nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu định lượng. Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá dựa trên tài liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, tổ chức của Việt Nam. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các dòng chu chuyển vốn đến thời điểm hiện tại 3.1.1. Điều hành chính sách tiền tệ và chu chuyển vốn qua hệ thống ngân hàng Thời gian gần đây, một loạt Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nền kinh tế lớn trên thế giới quyết tăng lãi suất, thực hiện mục tiêu lạm phát. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, biến động lạm phát và lãi suất của FED tăng cao nhất trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá trung tâm, ổn định giá trị Đồng Việt Nam (VND), hỗ trợ tích cực cho cả xuất khẩu, nhập khẩu, vay nợ nước ngoài. Các Ngân hàng thương mại (NHTM) đáp dứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu và cân đối lớn của nền kinh tế. Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia được tăng cường. Hiện nay quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng cao kỷ lục, đạt 109,9 tỷ USD, gấp 10 lần quy mô dự trữ năm 2010, gấp gần 4 lần so với năm 2015 và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới theo quy mô của nền kinh tế, vượt qua mức 13 tuần nhập khẩu theo khuyến nghị chung của IMF đối với các nền kinh tế trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Hoa kỳ gỡ bỏ nghi vấn thao túng tiền tệ đối với Việt Nam Hiệp hội NH (2021 - 2022). Tính đến thời điểm ngày 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5,47%). Đây là mứ ...

Tài liệu được xem nhiều: