Danh mục

Điều hành tour du lịch (Tour operation) – Cơ hội việc làm và thách thức trong quá trình hội nhập

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.26 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Điều hành tour du lịch (Tour operation) – Cơ hội việc làm và thách thức trong quá trình hội nhập" phân tích về chức năng nhiệm vụ và thực tế công việc của nghề điều hành tour du lịch trong công ty lữ hành hiện nay, đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghề du lịch của Việt Nam nói chung và nhằm phù hợp với xu thế phát triển của hội nhập và thời đại công nghệ số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành tour du lịch (Tour operation) – Cơ hội việc làm và thách thức trong quá trình hội nhập ĐIỀU HÀNH TOUR DU LỊCH (TOUR OPERATION) – CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ThS. Lưu Đức Kế Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Du lịch Việt Tóm tắt Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam không ngừng phát triển,thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Do đó, vai trò của những ngườiđiều hành tour là hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệpdu lịch. Nhân viên điều hành tour mặc dù làm việc trong các văn phòng nhưng lạiphải đảm nhiệm khối lượng công việc khá lớn và phức tạp. Họ là những người sẽkết nối tất cả các khâu, bộ phận và nhân sự của công ty lại với nhau, tạo nên mộtchuỗi hoạt động chuyên nghiệp, mở ra các kế hoạch, chương trình du lịch hấpdẫn, ấn tượng nhất dành cho khách. Điều hành tour là công việc có lẽ đã vô cùngquen thuộc và quan trọng trong ngành du lịch. Tuy nhiên nghề điều hành tour thựcchất là như thế nào? Công việc cụ thể cũng như kỹ năng cần có để trở thành mộtnhân viên điều hành tour du lịch chuyên nghiệp là gì?. 1. Điều hành tour là gì?: Định nghĩa, khái niệm, mô tả công việc của nghề (người) điều hành tour dulịch (tour operation). Điều hành tour là người trực tiếp thực hiện, kết nối, sắp xếp các dịch vụtrong chương trình (tour) du lịch theo hợp đồng du lịch giữa công ty lữ hành (bênbán) với khách du lịch (bên mua). Đồng thời cũng là người đại diện cho công ty lữ hành và khách du lịch làmbên mua các dịch vụ du lịch của các nhà cung ứng như các dịch vụ vận chuyển(hàng không, mặt đất, mặt nước…), dịch vụ lưu trú (khách sạn, resort,homestay…), dịch vụ ẩm thực (các nhà hàng, các bữa ăn…), dịch vụ tham quan(vé tham quan các cảnh điểm, thuyết minh viên tại điểm…), dịch vụ hướng dẫnviên du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, bảo hiểm du lịch… 2. Vị trí của điều hành tour trong công ty lữ hành: Một công ty lữ hành thông thường có các bộ phận (bộ máy tổ chức) như sau: + Ban giám đốc: Phụ trách điều hành hoạt động của toàn công ty + Bộ phận kinh doanh (phòng sale): Bán sản phẩm (các dịch vụ tour) chokhách du lịch. Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 53 + Bộ phận điều hành: Thực hiện mua (đặt) các dịch vụ du lịch (mà bộ phậnSale đã bán cho khách du lịch) từ các nhà cung ứng dịch vụ. + Bộ phận hướng dẫn viên và cộng tác viên du lịch. + Bộ phận kế toán – tài chính. + Bộ phận tổ chức nhân sự - hành chính. + Các bộ phận hỗ trợ: marketing (nghiên cứu thị trường và khách hàng dulịch), xây dựng sản phẩm (thiết kế chương trình tour); chăm sóc khách hàng… Trong bộ phận điều hành tour gồm có các nhân sự phụ trách từng dịch vụcụ thể, (với các công ty lữ hành nhỏ thì điều hành tour có thể phụ trách nhiều dịchvụ), gồm: + Bộ phận đặt vé máy bay: Yêu cầu nắm rõ về các hãng hàng không củaViệt Nam và quốc tế (có liên quan đến tour), về các tuyến bay, giờ bay, điểm xuấtphát và hạ cánh, điểm quá cảnh, loại máy bay, dịch vụ trên máy bay và tại sânbay, hành lý và quá cước, giá vé máy bay cộng với các loại thuế, với các loại phí(vé đoàn và vé lẻ), các quy định về hoàn hủy vé… + Bộ phận đặt dịch vụ vận chuyển mặt đất: ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô…Yêu cầu nắm rõ về công ty cho thuê xe, các loại xe, đời xe, danh sách các lái xe;vận chuyển đường sắt: giờ tàu (hỏa) khởi hành và đến nơi, loại tàu, cabin, giá vé(đoàn và lẻ)…; vận chuyển mặt nước: các chủ tàu, thuyền, chất lượng phươngtiện, dịch vụ trên tàu, giá cả… + Bộ phận đặt dịch vụ lưu trú: yêu cầu nắm rõ hệ thống khách sạn, resort,homestay… về vị trí, hạng sao, số lượng buồng phòng và các dịch vụ, giá cả (đoàn,lẻ, mua cao điểm, khuyến mại…) quy định phạt hủy… (có thể trong tour có đoànsẽ nghỉ đêm trên phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu thuyền…) + Bộ phận đặt hướng dẫn viên: cơ hữu của công ty, cộng tác viên. Yêu cầu nắm rõ danh sách và thông tin về hướng dẫn viên, trình độ và kinhnghiệm nghề nghiệp, các nhận xét đánh giá của khách du lịch (kể cả của lái xe,khách sạn, nhà hàng, nhận xét về hướng dẫn viên) để sắp xếp, bố trí đi đoàn phùhợp đảm bảo thành công chuyến đi. Bộ phận hỗ trợ đặt các dịch vụ khác: Thủ tục xuất nhập cảnh (hộ chiếu,visa, hải quan); bảo hiểm; vé tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm… Xử lý sự cố phát sinh (lãnh đạo), tiếp nhận và giải quyết phản ánh củakhách, đánh giá chất lượng của các đơn vị cung ứng dịch vụ. Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Việ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: