Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày các bước thiết kế và kiểm nghiệm bộ điều khiển mờ - nơ ron (NEFCON) ứng dụng điều khiển cánh tay máy robot 5 bậc tự do (DOF) dựa vào phương pháp điều khiển các khớp độc lập. Bộ điều khiển mờ - nơ ron giúp khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển PID kinh điển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều khiển robot 5 bậc tự do với cơ cấu tay máy toàn khớp quay trên cơ sở ứng dụng bộ điều khiển mờ nơ ron
Nghiên cứu khoa học công nghệ
ĐIỀU KHIỂN ROBOT 5 BẬC TỰ DO
VỚI CƠ CẤU TAY MÁY TOÀN KHỚP QUAY
TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠ RON
Phan Văn Dư *, Đinh Văn Nam
Tóm tắt: Bài báo này trình bày các bước thiết kế và kiểm nghiệm bộ điều khiển
mờ - nơ ron (NEFCON) ứng dụng điều khiển cánh tay máy robot 5 bậc tự do (DOF)
dựa vào phương pháp điều khiển các khớp độc lập. Bộ điều khiển mờ - nơ ron giúp
khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển PID kinh điển. Phần mềm
Matlab/SIMULINK được sử dụng mô phỏng, kiểm chứng và so sánh kết quả đạt
được của hai phương pháp.
Từ khóa: Điều khiển mờ nơ ron, Điều khiển robot, Tay máy robot 5 bậc tự do.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, Robot ngày càng phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong nhiều nghành
công nghiệp. Việc nghiên cứu và thiết kế bộ điều khiển cho robot nhằm đảm bảo
yêu cầu về các chỉ chất lượng là yêu cầu thiết yếu để robot có thể hoạt động chính
xác. Bài báo [8] đã trình bày một số kỹ thuật điều khiển (PID, FLC, Neural Fuzzy
Controller) robot 5 DOF, tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế về chất lượng, cụ
thể là độ quá điều chỉnh lớn (trên dưới 16%). Nội dung bài báo này gồm ba phần
chính, phần đầu tiên trình bày về động học, động lực học cùng với việc mô hình
hóa một cách rõ ràng và chi tiết các cơ cấu chấp hành cho robot. Phần hai thiết kế
bộ điều khiển kinh điển PID để điều khiển đối tượng, trên cơ sở đó đề xuất một
phương pháp thiết kế bộ điều khiển mờ - nơron nhằm nâng cao chất lượng hệ
thống được trình bày ở phần hai. Cuối cùng, các kết quả mô phỏng kiểm chứng và
có sự so sánh chi tiết sẽ trình bày ở phần 3.
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ TỔNG HỢP ĐIỀU KHIỂN
2.1. Khảo sát đối tượng điều khiển
2.1.1. Mô hình hóa cơ cấu robot 5 bậc tự do
Hình 1. Sơ đồ tay máy 5 DOF.
Ta xem xét một cơ cấu tay máy 5 DOF toàn khớp quay như trong sơ đồ hình 1.
Tài liệu [5] đã trình bày phương pháp xây dựng phương trình động lực học tổng
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 27
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
quát của robot n thanh nối. Quá trình tiến hành theo các bước: tính tốc độ của điểm
bất kỳ trên thanh nối; tính động năng; tính thế năng; tính hàm Lagrange; tính lực
và momen của các khớp. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra phương trình động lực học
của tay máy robot 5 bậc tự do toàn khớp quay.
Thông số DH [1][3] của robot 5 DOF như trong bảng 1
Bảng 1.
Khâu Khớp nối i i di ai
1 0-1 1 900 d1 0
2 1-2 2 0 0 a2
3 2-3 3 0 0 a3
0
4 3-4 4 90 0 a4
5 4-5 5 0 d5 0
Trong đó
- ai : Khoảng cách theo phương xi từ Oi đến giao điểm của các trục xi và zi-1 .
- di : Khoảng cách theo phương zi-1 từ Oi-1 đến giao điểm của các trục xi và zi-1.
- i : Là góc quay quanh trục xi từ zi-1 đến zi.
- i : Là góc quay quanh trục zi-1 từ xi-1 đến xi.
5 5 5
Phương trình động lực học: Fi Dikk hikmkm ci ; i 1 5 (1)
k 1 k 1 m 1
Hay F D( ) V ( , ) C ( ) (2)
Với robot có 5 bậc tự do thì:
1 ,2 ,3 ,4 ,5
T T T
1 , 2 ,3 , 4 ,5 F F F1 , F2 , F3 , F4 , F5
; ;
Ma trận D , ma trận V ( , ) , vecto C ( ) [2]
D11D12 D13 D14 D15 hi11 hi12 hi13 hi14 hi15 c1
D
21 D22 D23 D24 D25 hi 21 hi 22 hi 23 hi 24 hi 25 c2
D D31
D32 D33 D34 D35 ; V ( , ) hi 31 hi 32 hi 33 hi 34 hi 35 ; C() c3
D41 D42 D43 D44 D45 hi 41 hi 42 hi 43 hi 44 hi 45 c4
D51
D52 D53 D54 D55 hi 51 hi 52 hi 53 hi 54 hi 55 c
5
2.1.2. Mô hình cơ cấu chấp hành
Hệ thống chuyển động robot gồm cơ cấu cơ khí và hệ thống truyền động. Hệ
thống cơ khí thông thường có quán tính lớn so với quán tính hệ thống truyền động
điện, do đó, ở đây sử dụng động cơ một chiều kích từ nam châm vĩnh cửu có sơ đồ
như hình 2 làm cơ cấu chấp hành được thể hiện bằng hệ phương trình cân bằng
điện áp và cân ...